Bí quyết “giật vàng” của 2 “tuyển thủ” tiếng Nga
Sau 10 năm ngắt quãng, sự trở lại của đội tuyển Việt Nam đã đem đến ấn tượng mạnh với 3 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc cùng nhiều giải thưởng phụ tại cuộc thi Olympic tiếng Nga quốc tế 2014.
Không chỉ là ngôn ngữ
Là thành viên xuất sắc của đội tuyển Olympic tiếng Nga vừa hoàn thành nhiệm vụ thi đấu quốc tế trở về, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, học sinh lớp 11 trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định chia sẻ cảm nghĩ về ngôn ngữ Nguyệt đã theo đuổi từ nhỏ. Trong cuộc thi với hơn 200 thành viên đến từ 30 quốc gia trên thế giới, Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã đem về thành tích ấn tượng khi giành được tấm Huy chương Vàng cùng 2 giải nhất: Giải nhất về Hùng biện trẻ và phần thi đọc hiểu.
Đằng sau dáng vóc nhỏ bé, Nguyễn Thị Minh Nguyệt có một bản lĩnh vững vàng, quyết tâm theo đuổi những gì mà mình gắn bó. Tiếng Nga đối với Minh Nguyệt chính là những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ của em. Có lợi thế so với các bạn, Minh Nguyệt đã từng theo bố mẹ sang sống tại Kharkov - Ukraine từ năm 3 tuổi. “Hết lớp 3 em mới về nước nhưng những năm sống ở đây, ngôn ngữ lãng mạn này đã trở thành điểm khởi đầu, là mạch nguồn nuôi dưỡng tình yêu và niềm đam mê tiếng Nga của em với mong muốn được đến nước Nga trong tương lai” – Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết.
Là thành viên xuất sắc của đội tuyển Olympic tiếng Nga vừa hoàn thành nhiệm vụ thi đấu quốc tế trở về, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, học sinh lớp 11 trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định chia sẻ cảm nghĩ về ngôn ngữ Nguyệt đã theo đuổi từ nhỏ. Trong cuộc thi với hơn 200 thành viên đến từ 30 quốc gia trên thế giới, Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã đem về thành tích ấn tượng khi giành được tấm Huy chương Vàng cùng 2 giải nhất: Giải nhất về Hùng biện trẻ và phần thi đọc hiểu.
Đằng sau dáng vóc nhỏ bé, Nguyễn Thị Minh Nguyệt có một bản lĩnh vững vàng, quyết tâm theo đuổi những gì mà mình gắn bó. Tiếng Nga đối với Minh Nguyệt chính là những kỷ niệm đẹp về tuổi thơ của em. Có lợi thế so với các bạn, Minh Nguyệt đã từng theo bố mẹ sang sống tại Kharkov - Ukraine từ năm 3 tuổi. “Hết lớp 3 em mới về nước nhưng những năm sống ở đây, ngôn ngữ lãng mạn này đã trở thành điểm khởi đầu, là mạch nguồn nuôi dưỡng tình yêu và niềm đam mê tiếng Nga của em với mong muốn được đến nước Nga trong tương lai” – Nguyễn Thị Minh Nguyệt cho biết.
Đỗ Anh Tùng và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2 bạn đầu tiên từ trái sang) vinh dự nhân Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về thành tích xuất sắc.
Từng bước chinh phục không chỉ là ngôn ngữ mà còn là văn hóa của nước Nga, Minh Nguyệt đã tự rút ra bài học: “Điều quan trọng nhất mình học được khi đến với tiếng Nga là sự nhẫn nại. Phương pháp học ngoại ngữ với em cũng không có điều gì quá đặc biệt. Đơn giản là đọc nhiều sách và thường xuyên tự hệ thống, sâu chuỗi những kiến thức đã học lại với nhau cho logic để dễ học hơn”.
Sớm định hướng tương lai
Ít bạn trẻ nào ngay sau khi học hết lớp 9 đã đủ quyết tâm đưa ra định hướng học tập cho tương lai của mình, đặc biệt là đưa ra một sự lựa chọn không theo số đông. Chính vì dám nghĩ, dám làm mà Đỗ Anh Tùng, học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Huệ-Hà Đông, Hà Nội đã trở thành một trong 3 chủ nhân Huy chương Vàng Olympic tiếng Nga quốc tế 2014. Không những vậy, Đỗ Anh Tùng còn được vinh dự lên thuyết trình mẫu trước 30 đoàn dự thi với điểm tuyệt đối 50 cho bài hùng biện về Puskin ở Việt Nam. “Bản thân em chưa dám mơ ước được thi quốc gia chứ chưa nói tới được dự thi Olympic Tiếng Nga quốc tế bởi em mới bắt đầu con đường này” - Đỗ Anh Tùng bày tỏ cảm nghĩ.
Tùng chia sẻ, gia đình em không có ai gắn bó với nước Nga hay ngôn ngữ này. “Đây chỉ là quyết định của riêng cá nhân em và đã được bố mẹ tin tưởng, ủng hộ” – Đỗ Anh Tùng cho biết. “Bậc THCS em học tại trường Lômônôxốp. Tại đây các thầy cô thường kể cho học sinh về những danh nhân nước Nga như nhà khoa học mà ngôi trường mang tên Lômônôxốp, nhà thơ Puskin, nhà soạn nhạc nổi tiếng Tchaikovsky… Những câu chuyện này đã dẫn đến quyết định lựa chọn tiếng Nga là môn ngoại ngữ mình theo đuổi ở bậc THPT”.
Với Đỗ Anh Tùng, tiếng Nga là niềm yêu thích với quyết tâm theo đuổi cao thì tiếng Anh vẫn là một ngôn ngữ cần thiết phải đồng hành với những học sinh nhiều tham vọng trong tương lai. Bởi vậy, Tùng khá tự tin khi khẳng định rằng tiếng Nga không lỗi thời và học tiếng Nga không có nghĩa là không còn thời gian cho những ngoại ngữ khác. Phần lớn thời gian Tùng học ngoại ngữ trên trường nên cũng không học thêm. Tự học và rèn luyện kỹ năng nghe nói cùng với sở thích tìm hiểu thông tin thời sự, văn hóa của nước Nga đã giúp Tùng đạt được thành tích cao. Thành công bước đầu lần này càng khiến Tùng quyết tâm lựa chọn con đường tương lai của em là gắn bó với tiếng Nga như một nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
Theo Duy Anh
An Ninh Thủ Đô