An ninh và ổn định khu vực vào đề thi môn Lịch sử
(Dân trí)-Chiều nay, nhiều thí sinh khối C nhận định đề thi hay nhưng khá hóc búa, nhất là câu 4 hỏi về biện pháp bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực Đông Nam Á. Sáng mai, thí sinh thi môn cuối của đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2014.
Đề thi Lịch sử: Đề hay, phân hóa năng lực tư duyĠcủa thí sinh
Nhận định về đề thi môn Lịch sử, thầy giáo Đặng Thanh Toán, khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Đề thi môn Lịch sử năm nay rất hay, không đi vào phân tích sự kiện mà nêu tầm vóc của sự kiện, sự đóng góp ţủa Việt Nam... thí sinh phải có kĩ năng tổng hợp mới làm được bài.
Với đề thi này, thí sinh ôn tập kỹ là làm được bài. Ví dụ, câu 2: Hãy làm sáng tỏ biện pháp hòa bình của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 vàĠnêu tác dụng của biện pháp ấy. Câu này là kiến thức trong sách giáo khoa không quá nặng nề với thí sinh.
Đề thi vẫn có câu hỏi thí sinh phải thể hiện kiến thức. Còn phần lớn là câu hỏi đòi hỏi phải có sự độc lập trong cách làm bài.
“Vớũ đề này, học sinh khá có thể đạt điểm cao, không đòi hỏi học sinh học thuộc sự kiện, không cần thí sinh học thuộc máy móc sự kiện nào cả, chỉ cần hiểu và tổng hợp được sự kiện. Đề thi đáp ứng được sự phân hóa năng lực, tư duy của thí sinh nên các em phải ţó sự thông minh mới làm được và phải có sự thông minh thì mới đạt được điểm cao trên 8 điểm” - thầy Đặng Thanh Toán nhận định.
Còn thí sinh Doãn Thị Phượng cũng cho rằng đề thi môn Lịch sử năm nay dài và tương đối khó, thí sinh rất khó đạt điểm cao.
Em Nguyễn Thu Hà, đến từ Ninh Bình, dự thi vào khoa Báo chí đa phương tiện của trường cho biết: Đề Thi Lịch Sử khó hơn so với năm ngoái, các câu hỏi dải đều trong chương trình học, đòi hỏi các bạn phải có kiến thức tổng thể. Dù còn nhiều thời gian để suy nghĩ nhưng em vẫn bỏ qua 1 câu hỏi về lịch sử Việt Nam.
Cùng chung nhận định, em Trần Thị Thùy DươngȬ dự thi vào ngành Xã hội học của trường cho biết: Đề thì năm nay khó hơn so với mọi năm. Câu 2, dù chỉ hỏi một ý nhỏ nhưng đòi hỏi thí sinh phải tư duy. Câu hỏi về lịch sử thế giới tương đối khó. Với đề thi này, cùng lắm là em được 4 điểm.
Ghi nhận tại cụm thi liên trường Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), hầu hết các thí sinh đều đánh giá đề Sử ra khá hay, mang tính tư duyȠcao. Trong khi đó, nhiều thí sinh cũng cho rằng đề ra hay nhưng khá hóc búa.
Thí sinh Nguyễn Tấn Khoa quê Khánh Hòa dự thi khối C tại hội đồng thi trường ĐH Quy Nhơn nhận định: Năm nay đề Sử ra có nhiều cái mới không lệ thuộc hết vào kiến thức SGK. Đề thi có những câu đòi hỏi thí sinh phải am hiểu kiến thức thực tế để liên hệ vào trong từng câu hỏi.
“Lúc đầu em nghĩ đề sẽ có câu riêng về tình hình biển Đông nên cũng lưu tâm nhiều vấn đề này. Dù đề không ra cụ thể nhưng ở câu 4 của đề có thể thấy đòi hỏi thí sinh phải có tư duy cao. Theo em từ ɶấn đề hòa bình của các nước Đông Nam Á đòi hỏi thí sinh phải liên hệ đến vấn đề biển Đông hiện nay. Đó là quan điểm của em”, Khoa chia sẻ.
Chia sẻ với PV, em Nguyễn Văn Hậu (thi tại TH Lê Quý Đôn) cho biết, đề Sử có 4 câu, trong đó có 2 câu lý thuyết học bài, còn lại là suy luận. Hận cho hay, đề không ra phần biển đảo nhưng có câu nội dung liên quan đến hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. “Em làm khoảng 6 điểm môn này”, Hận nói.
Một thí sinh khác thi tại THCS Đoàn Thị Điểm đánh giá, đề Sử với 4 câu và làm trong 180 phút là vừa sức. Đề chủ Źếu ra trong chương trình học nên cũng “dễ thở”. “Em thấy so với đề năm rồi thì năm nay đề Sử nhẹ hơn”, một thí sinh tên Ngọc bày tỏ.
Với đề Sử, do có nhiều phần suy luận nên các thí sinh cho rằng, để làm tốt cần phải hiểu hơn là tŨuộc lòng. Do đó, nhiều thí sinh cũng nhận định, với đề môn Sử năm nay thì mức điểm từ 6- 7 có thể nhiều.
(Thực hiện: Huỳnh Hải)Em Bùi Thị Khánh Huyền dự thi khoa Luật tạiĠhội đồng thi THCS Trần Hưng Đạo cho biết: “Đề thi Sử năm nay bắt tư duy nhiều hơn năm trước, phần kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cũng ít hơn. May mà đề ngắn nên em chỉ làm khoảng 120 phút là xong. Em thích nhất câu 4 vì nó đòi hỏi thí sinh quan tâmĠtình hình xã hội".
Hầu hết các thí sinh đều cho rằng đề thi môn Sử năm nay dễ hơn rất nhiều so với năm ngoái, đề thi cũng có nhɩều câu hỏi mở nên thí sinh làm bài thoải mái và xong sớm hơn thời gian quy định.
Thí sinh Đào Thị Thủy, cho biết, đề thi môn Sử năm nay dễ làm, em làm xong cả 4 câu hỏi trong thời gian sớm. Trong bốn câu hỏi đó, có câu hỏi liên quan đến các nước trong khu vực Đông Nam Á em làm tốtȠnhất vì từ câu hỏi này có thể triển khai ý về biển đông. Đây là những vấn đề nóng mà được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây”.
Cùng tâm trạng như em Thủy, thí sinh Lê Bá Nam, quê Hà Tĩnh dự thi liên thông từ Caɯ đẳng lên ĐH, ngành Quản lý văn hóa cũng rất vui mừng vì làm được bài.
Ghi nhận tại 2 Hội đồng thi ĐH Quảng Nam, kết thúc 180 phút với môn Lịch Sử, các thí sinh bước ra từ điểm thi tại trường CĐ Y tế Quảng Nam với tâm trạng thoải mái.
Thí sinh Nguyễn Thị Giang, dự tɨi chuyên ngành Văn học của trường ĐH Quảng Nam, cho biết: Đối với môn Lịch Sử, quan trọng là các bạn học thuộc bài và bám theo các sự kiện trong nước thì sẽ làm bài tốt, nếu không sẽ khó bài làm sẽ khó kiếm điểm cao. Em may mắn học trúng đề nên em làm chắc cũng được khoảng trên 7 điểm. Với môn Sử như vậy là được rồi”.
Bước ra phòng thi với vẻ mặt buồn bã, thí sinh Hoàng Thị Ngân (quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự thi tại điểmȠthi trường THCS Trường Thi cho biết: “Đề thi có 4 câu, trong đó có 1 câu sử thế giới. Câu 1 khá dài, kiến thức dàn trải khi yêu cầu trình bày các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa nổi bật trong thế kỷ 20 tại Việt Nam. Riêng câu sử thế giới năm nay rất đặc biệtȬ đề cho bảng số liệu gồm năm và sự kiện của ASEAN sau chiến tranh thế giới thứ 2 rồi yêu cầu trình bày quá trình phát triển, ý nghĩa của các sự kiện đó. Em nghĩ mình chỉ làm được tầm 5 điểm là cao thôi”.
“Thí sinh học “tủ” coi như hỏng môn Sử” - thí sinh Nguyễn Thị Tân, dự thi vào khoa Báo chí, ĐH Sư phạm Đà Nẵng nhận địnɨ. Theo thí sinh này, đề thi môn Lịch sử năm nay khó nếu như thí sinh không nắm chắc kiến thức sẽ dễ nghĩ là đề thi đơn giản. Không có câu hỏi liên quan thời sự Biển Đông như nhiều thí sinh dự đoán, đề Sử năm nay có câu đề yêu cầu thí sinh phải có kiến thức mở rộng hơn kiến thức trong sách giáo khoa đểlàm bài thi được trọn vẹn.
Nhiều thí sinh thi tại điểm thi trườnɧ ĐH Bách khoa TPHCM thi vào trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TPHCM cho rằng thì đề thi sử năm nay không dài, nhưng khó hơn năm ngoái vì tính mở hơn. Ngoài nắm nội dung trong sách giáo khoa thì phải cập nhật tình hình thực tế hiện nay ở khu vực mớiȠcó thể làm tốt được. Vận dụng kiến thức để đánh giá, nhận định tình hình thời sự.
Thí sinh Châu Nguyễn Hoài Nhân, quê Bến Tre dự thi vào ngành Văn học cho biết đề ra “trúng tủ” mình ȑã ôn tập. Nhân chia sẻ, “đề thi năm nay rất mở, đòi hỏi thí sinh phải nắm vững tình hình khu vực hiện tại. Em nghĩ rằng sẽ ra phần Đông Nam Á vì tình hình căng thẳng biển Đông hiện nay nên em ôn rất kỹ và quả thật đề thi đã bắt thí sinh nêu ra giải pháp đề gìn giữ hòa bình trong khu vực trong tình hình hiện nay”. Theo Nhân thì các bạn trong phòng ra khá sớm vì nhiều bạn ôn không trúng tủ. Nếu học bài đầy đủ thì hoàn toàn sẽ làm được 7 -8 điểm.
Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Ny Ny, quê Thừa Thiên Huế thi ngành Báo chí truyền thông cũng đánh giá đề thi năm nay khó hơn năm trước bởi để năm nay mở rộng hơn rất nhiều. “Thời gian làm bài thì thoải mái nhưng trong phòng emȠra gần một nửa khi mới hết hơn 2/3 thời gian thi. Nhiều bạn chỉ làm 1 tờ rồi ra”, Ny Ny chia sẻ. Theo Ny thì bạn khá hài lòng với 2 môn thi vừa rồi. Nhắm chừng cũng được 15 điểm. Nếu ngày mai môn văn thi tốt thì khả năng đậu cao. Trong 3 môn thi thì Ny ngại nhất môn này nên đậu hay không là phụ thuộc vào ngày mai.
Mời độc giả xem tình hình thí sinh làm bài thi môn Sinh học khối B và môn Ngoại ngữ khối D TẠI ĐÂY
Như vậy, các thí sinh đã hoàn thành hai môn thi của đợt 2, kỳ thi tuyển siɮh đại học năm 2014. Sáng mai, các thí sinh thi môn cuối.
Nhóm PV