3 tiến trình ôn luyện môn Ngữ Văn lớp 9 học sinh cần ghi nhớ
(Dân trí) - Hệ thống lại các tác phẩm trong chương trình luyện thi; ôn tập kiến thức theo chuyên đề và kiểu bài; luyện đề - luyện kỹ năng làm bài là 3 tiến trình cơ bản mà học sinh lớp 9 cần ghi nhớ trong quá trình ôn luyện môn Ngữ Văn để đạt hiệu quả cao nhất.
Trong kỳ thi vào 10, Ngữ Văn là một môn học có lượng kiến thức lớn, đòi hỏi khả năng tư duy, ghi nhớ và sáng tạo của học sinh. Nếu không thể nắm chắc nội dung tác giả, tác phẩm, học sinh sẽ khó tiếp thu, làm bài tập và luyện các dạng đề thi. Do đó, để giúp con chuẩn bị tốt cho môn học này khi, phụ huynh nên định hướng cho con lập kế hoạch học, ôn tập ngay từ bây giờ.
Để xử lý hiệu quả lượng kiến thức trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, cô Nguyễn Thu Trang - giáo viên môn Ngữ Văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI đã chia sẻ cho học sinh 3 tiến trình cần thiết để tự ôn luyện, biến khó thành dễ với môn học này ngay tại nhà.
Tiến trình 1, các em cần hệ thống lại tất cả tác phẩm văn học có trong chương trình luyện thi, với 2 phần cơ bản, phần 1 - Văn học Trung Đại bao gồm các tác phẩm Truyện Kiều, truyện Người con gái Nam Xương, Lục Vân Tiên, Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Phần 2 - văn học Việt Nam hiện đại, học sinh sẽ ôn tập bài thơ Đồng chí, Tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng; các tác phẩm truyện ngắn Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà. Ngoài ra, con có 4 tác phẩm nằm trong học kỳ II Nói với con, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi.
Đến tiến trình thứ 2, các em sẽ bắt đầu ôn tập kiến thức theo chuyên đề và kiểu bài. Về chuyên đề, học sinh sẽ gom các tác phẩm cùng chủ đề, chủ điểm lại với nhau. Ví du, ôn về chủ đề các tác phẩm về đề tài, tình cảm gia đình như Nói với con, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ... để có một cái nhìn chung nhất, khái quát nhất, vừa tìm ra điểm tương đồng giống nhau giữa các tác phẩm vừa có thể tìm được những nét khác biệt giữa chúng.
Đối với dạng bài nghị luận là nghị luận văn học và nghị luận xã hội, các em cần vận dụng được kiến thức văn học, đời sống xã hội để thể hiện rõ chính kiến về vấn đề nghị luận và tư duy logic, sáng tạo của mình.
Để ôn tập đạt hiệu quả cao đối với môn Ngữ văn, học sinh cần chú ý nắm chắc kiến thức trọng tâm của từng chuyên đề, tự hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, bảng biểu để dễ ghi nhớ; Rèn luyện kỹ năng làm bài theo cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT hướng dẫn.
Tiến trình luyện đề - luyện kỹ năng làm bài là tiến trình cuối cùng, thời điểm này học sinh đã bắt đầu bước vào giai đoạn quyết định. Với tiến trình này, cô Trang chia ra thành 2 chuyên để chính. Chuyên đề 1 là luyện kỹ năng viết, học sinh sẽ tạo đoạn văn với 3 dạng cơ bản là diễn dịch, quy nạp và tổng phân hợp; chuyên đề 2 là luyện đề, với các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, từ kỹ năng tìm ý đó các em có thể áp dụng để viết đoạn văn.
Để thực hiện tốt những tiến trình trên sẵn sàng cho kỳ thi vào 10 năm sau, học sinh lớp 9 ngay từ bây giờ phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Các em cần tăng cường ôn luyện qua các đề thi thử, hệ thống hóa kiến thức đã học được. Theo đó, chương trình Học Tốt 2019, luyện thi HM10 tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI là một trong những gợi ý giúp học sinh có được lộ trình học tập cụ thể, củng cố kiến thức nền tảng, trang bị kiến thức mới, vững vàng cho kỳ thi vào 10.
Thực tế, kỳ thi vào lớp 10 hiện nay cũng như thi đại học, thậm chí, so với độ tuổi non nớt của học sinh, thi vào 10 còn khó khăn và áp lực hơn thi đại học. Do đó, phụ huynh có con bước vào lớp 9 cần có chiến lược đúng đắn cho cả năm học, xây dựng phương pháp và lộ trình học hiệu quả cho con.