Những băn khoăn rất cần được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước giải đáp?

(Dân trí) - Việc công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn GS,PGS năm 2019 đã kết thúc, tuy nhiên có nhiều nhà khoa học cho rằng, họ chưa tâm phục (nên không thể "khẩu phục") trong đợt xét này về lý lịch khoa học của các thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Những băn khoăn rất cần được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước giải đáp? - 1

Phiên họp lần thứ III của Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018 - 2023

Bất ngờ về tỷ lệ công bố quốc tế của các thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước

Quyết định 37 của Thủ tướng về “Ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư" (QĐ 37) đã khiến rất nhiều nhà khoa học tin tưởng và cho rằng đây là một quyết định mở ra sự công bằng, tiến bộ nhất trong việc xét chức danh GS,PGS hiện nay.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức, thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) cho biết, tinh thần chung của QĐ 37 là hướng tới chất lượng GS, PGS cao hơn, thực chất hơn và minh bạch hơn.

Năm nay chất lượng và trình độ chuyên môn của các ứng viên được đo bằng một trong các điều kiện cần là các bài báo quốc tế có uy tín đối với nghiên cứu cơ bản; sáng chế và giải pháp hữu ích đối với các nghiên cứu đổi mới sáng tạo…bởi công bố vừa là chuẩn mực của nghiên cứu, đồng thời là trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học.

Về tính minh bạch, theo GS Đức, năm nay thực hiện công khai hồ sơ của các ứng viên, tạo điều kiện cho cộng đồng đóng góp các ý kiến phản ánh, phản biện và thông tin về các ủy viên Hội đồng giáo sư.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một trong các tiêu chí được dư luận đánh giá cao là các thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước phải có công bố khoa học trong 5 năm gần đây bởi đây là những người cầm cân nảy mực trong việc xét GS,PGS.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, một nhà khoa học không phải chỉ có 5 năm cuối mà là cả cuộc đời hoạt động khoa học công nghệ và giáo dục đại học của họ. Tiêu chí 5 năm cuối là cần nhưng đó chỉ là điều kiện để đảm bảo rằng nhà khoa học đó còn hoạt động khoa học, chứ không phải là tất cả. Nếu chỉ lấy chỉ tiêu này thì nhiều tân tiến sĩ mới từ nước ngoài về sẽ có chỉ số rất cao.

Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học đã có những thống kê về các bài báo quốc tế trên hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) Scopus và Wob of Science (WoS) tính đến tháng 06/2019 của các thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước (vì theo thông báo của Văn phòng HĐGSNN: Hội đồng chỉ tiếp nhận hồ sơ ứng viên đến hết ngày 05/7/2019, nên việc tìm hiểu năng suất khoa học của các ứng viên - trò và các thanh viên HDGSNN - thày tính đến hết tháng 6/2019 là hợp lý).

Việc tìm hiểu này cho ra các con số rất đáng kinh ngạc: rất nhiều thành viên không có công bố quốc tế và nếu có thì công bố rất ít, thậm chí còn công bố trên các tạp chí dởm hoặc cận dởm.

Vì tiêu chuẩn của WoS hơi cao và khắt khe hơn so với Scopus, nên để phù hợp hơn với “sức vóc” của cộng đồng khoa học nước nhà, chúng tôi đã thống kê con số tổng quát về công bố quốc tế của Hội đồng GSNN năm 2019 trên Scopus, tính đến 06/2019, và thấy như sau:

Nội dung

Thành viên HĐ ngành/liên ngành

Chủ tịch Ngành/liên ngành

Thành viên HĐ Nhà nước

Trích dẫn

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Tổng số thành viên

272

 

28

 

32

 

Bằng = 0

118

43.38

12

42.86

12

37.50

<=5 (Không bao gồm =0)

28

10.29

4

14.29

4

12.50

Trên 100 và <=500

38

13.97

3

10.71

3

9.38

Trên 500

25

9.19

4

14.29

5

15.63

H-index

      

Tổng số thành viên

272

 

28

 

32

 

Bằng 0

118

43.38

12

42.86

12

37.50

<=5 (Không bao gồm =0)

96

35.29

9

32.14

12

37.50

<=10 (không bao gồm = 0 và <= 5)

28

10.29

1

3.57

1

3.13

>10

30

11.03

6

21.43

7

21.88

5 năm cuối

      

Tổng số thành viên

272

 

28

 

32

 

Bằng 0

129

47.43

12

42.86

13

40.63

<=5 (Không bao gồm =0)

83

30.51

9

32.14

11

34.38

<=10 (không bao gồm = 0 và <= 5)

22

8.09

2

7.14

2

6.25

>10

38

13.97

5

17.86

6

18.75

Tổng số

      

Tổng số thành viên

272

 

28

 

32

 

Bằng 0

105

38.60

12

42.86

12

37.50

<=5 (Không bao gồm =0)

74

27.21

6

21.43

8

25.00

<=10 (không bao gồm = 0 và <= 5)

33

12.13

4

14.29

5

15.63

>10

60

22.06

6

21.43

7

21.88

Chia sẻ với chúng tôi, một nhà khoa học ngành IT, người đã tham gia nhóm phân tích số liệu cho biết: “Nhìn vào Tóm tắt lý lịch khoa học (CV) của một số thành viên trong 28 Hội đồng cho thấy có người một thời gian dài “im lặng”, nhưng 5 năm cuối lại có “tiến bộ” thần kỳ với 5-6 công bố ‘quốc tế’; có thành viên “khiêm tốn” suốt, đến giai đoạn chuẩn bị đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS,PGS mới “thể hiện” bằng một loạt công bố trong và ngoài nước, rồi xuất bản hết Giáo trình này đến sách Chuyên khảo kia.

Thậm chí, có những người có 5-6 công trình trong 5 năm cuối, nhưng toàn tự trích dẫn (self citations, họ tự trích dẫn bài trước của họ cho bài sau), ngoài ra không có bất kỳ một trích dẫn của các tác giả nào khác, nghĩa là trích dẫn trên thực tế = 0.

Nhìn qua bảng thống kê khảo sát thì thấy nhiều thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước số lượng và chất lượng về nghiên cứu khoa học còn thua xa cả tiêu chí tối thiểu của ứng viên xét đạt tiêu chuẩn GS,PGS theo qui định hiện hành”.

Các thành viên Hội đồng GSNN có bị áp về tiêu chí giảng dạy?

Ngoài các tiêu chuẩn tiêu chí về học thuật (năng suất và chất lượng hoạt động KH&CN) thì điều 17 của QĐ 37 về tiêu chuẩn thành viên Hội đồng có khoản 5 là: “Đang tham gia đào tạo, bồi dưỡng và quản lý (đào tạo?) từ trình độ đại học trở lên”.

Với quy định này, thường trực HĐGSNN có ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn để “đo” xem ai đang tham gia đào tạo không? Có cho công khai các minh chứng của các thành viên hội đồng về việc họ có đang tham gia đào tạo, bồi dưỡng và quản lý giáo dục đại học không? Bao giờ thì cho công khai các minh chứng này?

Ví dụ, tiêu chí về KH&CN có tiêu chí về công bố trong 5 năm gần đây, vậy về giảng dạy có yêu cầu thành viên HĐGSNN, HĐGS ngành/liên ngành phải có số tiết dạy (quy đổi) tối thiểu là bao nhiêu tiết/năm trong 5 năm gần đây không? Hay đã là thành viên HDGSNN rồi thì không nhất thiết phải dạy nữa?

Tương tự như vậy, Hội đồng có cho công khai số giờ dạy của các giảng viên thỉnh giảng đã được lựa chọn vào HĐ các cấp không?

Hội đồng GSNN có thẩm định tính pháp lý hồ sơ của các thành viên?

Hội đồng Giáo sư Nhà nước được xã hội và cộng đồng các nhà khoa học cho đó là một tổ chức học thuật, hội tụ các nhà khoa học ưu tú nhất, họ là rường cột của Giáo dục đại học và KH&CN nước nhà.

Điều đó cũng được khẳng định rất rõ trong Nghị quyết 01 của HĐGSNN “(HĐGSNN) là đầu mối tập trung trí tuệ của cả nước; tư vấn cho Đảng, Nhà nước và Chính phủ về các vấn đề liên quan đến phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài của quốc gia”.

Theo tinh thần của Nghị quyết 01 của phiên họp lần thứ nhất của HĐGSNN nhiệm kỳ 2018-2023, Văn phòng HĐGSNN có nhiệm vụ rà soát các điều kiện, qui trình đánh giá, và kiểm tra các hồ sơ/ kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những bất cập của các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan; còn HĐGS cơ sở có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ ứng viên (tham gia xét duyệt đủ tiêu chuẩn GS,PGS 2019) về tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo, bằng cấp, thâm niên đào tạo và kết quả đào tạo, NCKH của ứng viên; kiểm tra tính pháp lý của các minh chứng và xác định số lượng công trình khoa học kê khai của ứng viên.

Đồng thời với việc thẩm định, rà soát, kiểm tra hồ sơ của các ứng viên (trò); Thường trực HĐGSNN có thẩm định tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ các thành viên tham gia HĐGS các cấp (thày) không?

Hội đồng GSNN có cho rà soát, kiểm tra năng suất và chất lượng khoa học cũng như giảng dạy của các ứng viên sau khi nhận lý lịch khoa học tóm tắt của các ứng viên trước khi quyết định bổ nhiệm họ vào các HĐGSNN và HĐGS ngành/liên ngành không?

Những băn khoăn thắc mắc trên của rất nhiều nhà khoa học rất cần được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước giải đáp?!.

Khoản 2 Điều 17 Quyết định 37 quy định Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở:

1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng.

2. Trung thực, có uy tín chuyên môn khoa học cao, có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc xuất bản ở nhà xuất bản có uy tín trong 05 năm liền kề với thời điểm được bổ nhiệm thành viên Hội đồng.

Điều 7, khoản 3, mục e của thông tư số 04/2019/TT-BGDĐT ký ngày 28/3/2019 cũng yêu cầu “Danh sách thành viên HĐ GSNN và bản tóm tắt lý lịch của các thành viên được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của HĐGSNN.

Hồng Hạnh