Nhận thức về bình đẳng giới: Tại sao luôn có hình ảnh con ma áo trắng?

(Dân trí) - Trần Ngọc Đỉnh Hội SV của trường ĐH Tây Bắc đưa ra  hình ảnh những con ma trên phim ảnh toàn là nữ giới với áo dài tóc trắng. Điều này cho thấy những thiên kiến sai lệch về nữ giới

Tại sao lại gán ghép phụ nữ với hình ảnh ma mị đáng sợ như vậy?

Những con ma áo trắng   

Trường Đại học Tây Bắc với khoảng 3.200 sinh viên, 70% là người dân tộc thiểu số, trong đó có rất đông các em nữ. Đây là nhóm đối tượng dễ bị thiệt thòi nhất vì tập quán và điều kiện hoàn cảnh.

Bạn Trần Ngọc Đỉnh đại diện cho hội sinh viên của trường ĐH Tây Bắc đưa ra  hình ảnh những con ma trên phim ảnh toàn là nữ giới với áo dài tóc trắng. Điều này cho thấy những thiên kiến sai lệch về nữ giới, tại sao lại gán ghép phụ nữ với hình ảnh ma mị đáng sợ như vậy. Đây là lối suy diễn hết sức chủ quan, lệch lạc và cần phải thay đổi.

Ngọc Đỉnh cũng cho rằng, bình đẳng giới là công việc của tất cả các  bên, cả nam và nữ chứ không chỉ riêng nữ giới. Làm thế nào để giúp các bạn sinh viên hiểu được điều này cần thay đổi quan điểm về giới trong cả giảng viên lẫn sinh viên để từ đó nâng cao nhận thức và hiểu biết chung.

Nhận thức về bình đẳng giới: Tại sao luôn có hình ảnh con ma áo trắng? - 1

Các nữ sinh viên dân tộc trường ĐH Tây Bắc

Từ năm 2017, Chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển Nguồn nhân lực (Aus4skills) hỗ trợ các hoạt động giáo dục về BĐG cho các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc, trong đó có Trường Đại học Tây Bắc.

Aus4skills đã tổ chức các khoá học tại Việt Nam và Australia, nhiều giảng viên tham gia chương trình đã thay đổi nhận thức, có hiểu biết hơn về giới đã và đang góp phần lan toả hiểu biết của mình trong cộng đồng.

Thay đổi này hết sức ý nghĩa trong cộng đồng, đặc biệt là khu vực Tây Bắc có đống người dân tộc thiểu số sinh sống với những hạn chế về tập quán và sinh hoạt.

TS Cara Ellicksom, Trưởng khoa Giới, trường ĐH Flinders (Australia), cho rằng: Việc đạt được công bằng giới là một điều quan trọng đối với các trường đại học, không chỉ bởi vì đây là việc cần phải làm, mà còn vì có những bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa đảm bảo công bằng giới và kết quả hoạt động hiệu quả hơn của nhà trường.

Thực tế cho thấy, các trường đại học có cơ hội thu hút và giữ chân tốt hơn những chuyên gia tài năng. Chính vì thế BĐG, tạo môi trường làm việc tốt, bình đẳng trong đào tạo và nghien cứu sẽ là động lực để họ cống hiến cho nhà trường và sự nghiệp chung.

Nhóm giảng viên của Trường Đại học Tây Bắc, sau khi tham dự các khoá tập huấn của Aus4skills về đã xây dựng những dự án phát triển cho riêng mình, lan toả tới các đồng nghiệp khác và đưa vào lồng ghép trong các bài giảng để sinh viên hiểu hơn về bình đẳng giới.

Nhận thức về bình đẳng giới: Tại sao luôn có hình ảnh con ma áo trắng? - 2

Sinh viên nữ tham gia phòng chống bạo lực học đường liên quan đến bình đẳng giới.

Họ đã tổ chức GD kỹ năng về giới cho 2 khóa sinh viên mới (hơn 400 người). Khoá học giúp các bạn hiểu tâm sinh lý phụ nữ và nam giới cũng như việc phòng chống bạo lực học đường liên quan đến bình đẳng giới. Có hoạt động dành riêng cho nữ, có hoạt động dành riêng cho nam và hoạt động chung cho cả 2 giới.

 Hành trình đổi thay

Phan Thị Vóc, môt trong những giảng viên tham gia đầy đủ các khoá học, chia sẻ: Được các thầy, cô của Aus4skills bạn đã có hiểu biết đầy đủ về giới và quyền của các bên. Những kiến thức thu được từ chương trình bạn đã  lồng ghép vào bài giảng, giảng dạy cho SVvà cho cả GV bộ môn tâm lý GD.

Cả quá trình thực hiện đều hết sức thành công, bạn đã thường xuyên trao đổi với chuyên gia của Aus4skills để tháo gỡ khó khăn. Đặc biệt với Phan Thị Vóc, thay đổi này là động lực để bạn khẳng định mình và đảm nhiệm cương vị - phó trưởng bộ môn Tâm lý GD (Trường Đại học Tây Bắc).

Lường Hoài Thanh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa các DT Tây Bắc, đã tự tin cho rằng mình đã trưởng thành hơn và có hiểu biết đầy đủ hơn về giới. Là phụ nữ, người dân tộc, trước đây suy nghĩ của bạn là chấp nhận với cuộc sông hiện tại là một cán bộ, giảng viên. Nhưng giờ đã khác, mọi giới đều có thế mạnh để khẳng định mình.

Nhận thức về bình đẳng giới: Tại sao luôn có hình ảnh con ma áo trắng? - 3

Giảng viên Vũ Thị Đức nói chuyện về giới cùng sinh viên

Sau khi tham gia tìm hiểu hoạt động bảo tồn văn hoá truyền thống thổ dân Úc. Hoài Thanh đã tư vấn với các bạn nữ người dân tộc thiểu số của trường hãy tự hào với những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Nếu sáng tạo, biết đưa sản phẩm đến với cộng đồng các bạn còn có thu nhập giúp mình và gia đình.

 Quan điểm của Lường Hoài Thanh và Phan Thị Vóc như một làn gió mới làm đổi thay cách nghĩ của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ sinh dân tộc. Nhóm nữ sinh người dân tộc Thái đã hình thành ngay sau đó Dự án duy trì nghề thêu thổ cẩm, khan Piêu.

Một “Chiến dịch truyền thông khuôn viên an toàn – Nói không với quấy rối, tấn công tình dục trong trường Đại học” được thực hiện với mong muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng của các bạn sinh viên  trong phòng tránh và xử lý khi đối diện với quấy rối tình dục, tấn công tình dục.

Chiến dịch đã góp phần thúc đẩy vai trò của cán bộ, giảng viên trong trường để tạo một môi trường thuận lợi cho việc hình thành và duy trì thái độ BĐG trong sinh viên.

Nhấn mạnh vai trò của phụ nữ và giáo dục trong xã hội, R. Tagore, Đại thi hào Ấn Độ, từng nói: “Đầu tư vào một người đàn ông ta được một người chồng tốt, đầu tư vào một người phụ nữ ta được một gia đình tốt, đầu tư vào một nhà giáo ta được một thế hệ tốt”.

Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ được tôn trọng và được quyền học tập, lao động và phát triển. Họ sẽ lan toả những hiểu biết, kiến thức về sự công bằng và BĐG gắn liền với tăng trưởng sản xuất và kinh tế được cải thiện, hạnh phúc trong mỗi gia đình và cộng đồng.

 Kết quả hoạt động tốt hơn của nhà trường cũng như hệ thống giáo dục đại học. Trong giai đoạn 2017 cho đến nay, Aus4Skills đã phối hợp cùng các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc để thúc đẩy công bằng giới trong giáo dục đại học, góp phần lan tỏa công bằng giới rộng rãi hơn đến các đơn vị khác, doanh nghiệp, trường học và cộng đồng nói chung.

Tại Trường Đại học Tây Bắc, Aus4Skills thực sự đã giúp GV và SV hiểu được giá trì cá nhân của mình để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.  BĐG đã góp phần thay đổi cách nghĩ, khiến họ mạnh mẽ hơn, cảm thấy được tôn trọng và có niềm vui dấn thân cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

            Khương Hà