Cần chuẩn bị gì để học tập và làm việc trong ngành An toàn thông tin?

(Dân trí) - Để trở thành sinh viên chính quy ngành An ninh an toàn thông tin của Trường ĐH FPT, thí sinh cần thi đỗ qua kỳ thi đầu vào được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM vào ngày 13/10/2013 với 200 chỉ tiêu.

Ngoài ra nếu chưa phải là sinh viên chính quy một trường đại học, bạn cần có điều kiện điểm sàn khối A, A1, D trong kỳ thi đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức. Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cho biết như trên trong buổi tư vấn chiều nay với chủ đề “Học tập và làm việc trong ngành An toàn thông tin”.

Ông Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT cho biết thêm, An ninh an toàn thông tin là ngành học liên quan đến cả phần cứng, phần mềm, mạng và nguyên tắc tổ chức thông tin. Ngành này cũng yêu cầu sinh viên có tư duy toán học và tư duy hệ thống tốt - vì công việc của chuyên gia an toàn thông tin sẽ là làm việc trong môi trường số hóa, nhiều công việc liên quan đến việc giải mã và xây dựng các thuật toán phòng thủ hoặc tấn công trong môi trường số.

Buổi tư vấn “Học tập và làm việc trong ngành An toàn thông tin” chiều nay 17/9.
Buổi tư vấn “Học tập và làm việc trong ngành An toàn thông tin” chiều nay 17/9.
 
Khách mời tham gia buổi tư vấn gồm: Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội tin học Việt Nam; ông Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT; ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT và ôngVũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch Hội An toàn thông tin Việt Nam, Giám đốc công ty Misoft.

Khách mời đến từ Hội Tin học Việt Nam sẽ chia sẻ cho độc giả góc nhìn cận cảnh nhất về xu hướng phát triển của ngành An ninh An toàn thông tin trong bối cảnh chung của thị trường CNTT Việt Nam, đồng thời giải đáp những thắc mắc về nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp với việc tuyển dụng nhân sự ngành này.

Các đại diện đến từ Trường Đại học FPT - một trong hai trường đại học duy nhất tại Việt Nam được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm kỹ sư ngành An ninh An toàn thông tin bắt đầu từ năm 2013 - giải đáp cho độc giả những câu hỏi liên quan đến chất lượng, cách thức đào tạo, phương thức học tập để trở thành nhân sự chất lượng cao của ngành.
 
Độc giả theo dõi buổi tư vấn tại đây
 
Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội tin học Việt Nam.
Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội tin học Việt Nam.
 
Ông Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT.
Ông Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT.
 
Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT.
Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT.

Là trường có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành cao, đồng thời là trường đại họcViệt Nam đầu tiên được công nhận xếp hạng quốc tế Ba Sao theo chuẩn QS Stars - một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho trường đại học trên toàn thế giới, ĐH FPT có kinh nghiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực cao, sát với nhu cầu thực tế của thị trường nhân sự trong và ngoài nước.

Đáp ứng nhiệm vụ mới được Bộ GD-ĐT giao, ngày 13/10 tới đây, Trường Đại học FPT sẽ tổ chức kì thi tuyển sinh bổ sung với 200 chỉ tiêu, đặc biệt chú trọng cho ngành An ninh an toàn thông tin. Những câu hỏi của độc giả về quy chế tuyển sinh; phương thức đăng ký; hướng dẫn làm bài và đề thi mẫu; cùng các câu hỏi về quá trình học tập tại Trường Đại học FPT sẽ được ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học FPT giải đáp.

Sinh viên Đại học FPT
Sinh viên Đại học FPT.
 
Theo kết quả khảo sát được Trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) công bố vào tháng 7/2013, hiện có hơn một nửa các các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đang thiếu nhân viên an toàn thông tin; 24% cơ quan, tổ chức phải thuê các đơn vị chuyên nghiệp bảo vệ an ninh thông tin. An ninh an toàn thông tin hứa hẹn sẽ là một nghề nghiệp hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh tình hình an ninh thông tin ngày càng diễn biến phức tạp, các cơ quan doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến việc bảo mật thông tin và rất cần các chuyên gia trong lĩnh vực này.
 
Độc giả theo dõi buổi tư vấn tại đây