Trương Ngọc Ánh: Ý nguyện đã trở thành hiện thực
Đại hội Hội người mẫu VN lần thứ nhất kết thúc (ngày 1/12/2006). Trương Ngọc Ánh thở phào sung sướng. Bởi cô đã mất 7 năm nỗ lực theo đuổi, chờ đợi để hôm nay, ý nguyện của tất cả các người mẫu VN trở thành hiện thực.
Tại sao Ánh lại "nhảy" vào việc vận động thành lập Hội người mẫu VN? Đóng phim, quản lý một nhà hàng riêng và làm giám đốc Công ty quảng cáo Ánh Việt không đủ bận sao?
Đầu năm 1999, sau khi dự khóa học biểu diễn và quản lý người mẫu tại Singapore trở về, Ánh mong muốn đưa nghề người mẫu Việt Nam lên hàng chuyên nghiệp như Singapore và nhiều nước đã làm. Thời buổi toàn cầu hóa, người mẫu VN phải có trình độ chuyên nghiệp. Hiện nay cả nước có khoảng 500 người mẫu hoạt động trên các sàn diễn chuyên nghiệp nhưng rất ít người được đào tạo bài bản về nghề. Thế nhưng lúc đó ở Việt Nam, người mẫu chưa được công nhận là một nghề. Muốn được luật pháp công nhận, phải có Hội người mẫu.
Biết việc mà không làm thì không chấp nhận được. Ánh thấy mình phải có trách nhiệm trong việc này. Thế là Ánh cùng anh Chi Bảo, chị Kim Chi đi vận động. Không được công nhận là nỗi khổ của những người mẫu tâm huyết với nghề người. Vì thế, khi việc này được đưa ra, đa số người mẫu đã ủng hộ.
Vận động người mẫu ủng hộ đã khó, nhưng được các cơ quan chức năng ủng hộ còn khó hơn.
Đề án thành lập VN của ban vận động đưa ra là gặp ngay khó khăn. Không ai chịu vơ vào mình một tổ chức mà dưới mắt nhìn của xã hội lúc bấy giờ là quá nhạy cảm. Thỉnh thoảng lại thấy một vụ án tổ chức mại dâm có dính líu đến một vài người mẫu. Các cơ quan có trách nhiệm muốn giúp đỡ việc này cũng ngán.
Không vươn đến tầm quốc gia thì về TPHCM. Những người trong ban vận động đến gõ cửa Hội Liên hiệp Thanh niên VN TPHCM và nhận được sự giúp đỡ ngay. Vậy là CLB người mãu trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên VN TPHCM ra đời. Vừa hoạt động qua hình thức qua hình thức CLB, ban vận động thành lập hội với những nỗ lực, chờ đợi và hy vọng. Cuối cùng thì mục đích của các người mẫu VN đã đạt được, xã hội và luật pháp Việt Nam đã công nhận người mẫu là một nghề như bao nghề chân chính khác.
Bây giờ còn kiêm cả vai trò ủy viên của Hội Người mẫu VN. Ánh xoay sở với công việc ra sao?
Đúng là bây giờ Ánh bơi trong công việc, bận bịu suốt ngày. Những lúc như thế Ánh tự hỏi mình làm nhiều để làm gì trong khi không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí như nhiều người khác mà cứ phải làm việc, làm việc và căng thẳng vì công việc. Nhưng ngược lại, Ánh cũng đặt cho mình câu hỏi nếu không làm nhiều như bây giờ thì Ánh sẽ làm gì. Thế là chịu, bởi vì thảnh thơi nhiều thì có khi Ánh bị bệnh mất.
Nếu nói với những người mẫu chưa vào Hội, Ánh sẽ nói gì?
Có hội, khi người mẫu bị thiệt thòi quyền lợi như không được trả thù lao, sử dụng hình ảnh sai hợp đồng... sẽ có nơi để "kêu". Hội cũng sẽ bảo vệ quyền lợi của người mẫu, không để họ bị bắt chẹt. Hội cũng là nơi định hướng giáo dục nghề nghiệp và ứng xử xã hội cho người hướng giáo dục nghề nghiệp và ứng xử xã hội cho người mẫu thông qua những khóa đào tạo chuyên môn nghề nghiệp cho người mẫu, cũng như trang bị kiến thức về giao tiếp xã hội, trả lời báo chí, học thẩm mỹ về trang điểm, trang phục, học âm nhạc, múa...
Sáng ngày 1/12/2006, Đại hội lần thứ nhất Hội Người mẫu VN đã diễn ra tại nhà hát lớn Hà Nội với sự tham dự của hơn 200 người mẫu. Điểm khác lạ đại hội đã chọn ra một ban chấp hành gồm 17 người bằng cách... giơ tay biểu quyết "chọn gói" (đã giơ tay đồng ý là phải đồng ý cả 17 người) chứ không bỏ phiếu kín như thường thấy ở các cuộc bầu bán khác. Cuối giờ chiều ngày 1/12, danh sách BCH Hội Người mẫu VN đã được công bố. Theo đó, ông Nguyễn Văn Khánh, cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTT) làm Chủ tịch. Ông Lê Nam (nguyên Trưởng phòng nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn) làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký. Ông Hoàng Đại Thanh (Tổng biên tập Tạp chí Thời trang trẻ) và Bà Nguyễn Thế Thanh - Phó GĐ Sở VHTT - TPHCM làm Phó chủ tịch. Và 13 ủy viên, trong đó có diễn viên, người mẫu Trương Ngọc Ánh, người mẫu Trần Bảo Ngọc, người mẫu Xuân Lan, người mẫu Trương Thanh Long... Ngay sau đại hội, Hội Người mẫu VN đã công bố chương trình hoạt động của Hội từ nay đến 2010. Việc đầu tiên mà Hội thực hiện là hoàn thành quy chế hoạt động biểu diễn thời trang để Bộ VHTT phê duyệt, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ VHTT đưa ra định hướng, chính sách đối với Người mẫu VN, hoàn chỉnh thủ tục trình Bộ GDĐT cho phép đưa bộ môn đào tạo người mẫu và các trường nghệ thuật. Tiếp đó, Hội Người mẫu VN sẽ kiểm tra lại đội ngũ hội viên, làm thẻ hội viên, xây dựng chi hội tại các địa phương, nâng cao chuyên môn cho người mẫu, mở rộng mối quan hệ, hợp tác giao lưu quốc tế, bảo vệ lợi ích của người mẫu khi bị xâm hại... |
Theo Thùy Dương
Văn Nghệ Trẻ