1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Nghệ An:

Người lưu giữ điệu khèn Mông ở Huồi Cọ

(Dân trí) - Suốt 15 năm qua anh Và Bá Đùa bản Huồi Cọ, xã biên giới Nhôn Mai lặn lội khắp các bản,các xã có đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở đất Tương Dương (Nghệ An) để học làm khèn, học thổi và múa khèn Mông của đồng bào dân tộc mình.

Người lưu giữ điệu khèn Mông ở Huồi Cọ
Và Bá Đùa biển diễn khèn Mông cho PV xem.

Giai điệu đằm thắm ấy không không hiện thành vách núi, nhưng ngân nga lơ lửng khắp núi rừng miền sơn cước, đó là tiếng khèn Mông của anh Và Bá Đùa - Bản Huồi Cọ xã Biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An). Tiếng khèn đó làm ta như đang chênh vênh trên vách đá, cùng tiếng võ ngựa bồi hồi. Để có được tiếng khèn réo rắt đó, cùng với sự đam mê anh Đùa phải tốn nhiều công khổ luyện cho bản thân và từng thành viên trong gia đình.

Anh Và Bá Đùa chia sẻ: “Anh bắt đầu học với bố thổi khèn từ hồi 13 tuổi, để bảo vệ phong tục tập quán dân tộc mình, học khả năng của bố, bản thân tôi lại tìm hiểu những thầy khác thêm nữa, tôi mới biết thổi khèn, múa. Hiện nay tôi bày cho 2đứa con cùng học mà đi diễn, cũng nhiều đợt với huyện, tỉnh, đồ, khi nào cũng được giải. Bản thân tôi tập làm khèn, nghiên cứu cho 2 đứa con thổi và làm ra cái khèn. sau này sẽ bày cho 2 dứa con gái để có đội để đi tham gia các chương trình ởcấp trên. Trong bản cũng dạy được nhiều người”.
Người lưu giữ điệu khèn Mông ở Huồi Cọ
Hai cha con Và Bá Đùa biển diễn khèn Mông dưới chân núi Huồi Hỷ.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con ở bản Huồi Cọ cách trung tâm xã hơn 4 tiếng đi bộ. Từ nhỏ, anh đã bị mê hoặc bởi tiếng khèn trong những lần theo bố xuống núi xem hội. Năm 18 tuổi anh may mắn được vào quân ngũ, làm nhiệm vụ bảo vệ quê hương, đất nước ở quân khu VI, anh cũng như bao chiến sỹ khác, lần đầu tiên xa gia đình, xa bản mường nỗi nhớ làm anh cồn cào.

Mỗi lần như thế anh đã cùng tiếng khèn và niềm đam mê âm nhạc dân tộc, anh lại mang khèn ra thổi, tiếng khèn của anh vừa để vơi đi nỗi nhớ nhà vừa để để giải trí cho anh em, và vừa để anh hun đúc âm nhạc dân tộc mình ngấm vào máu thịt.

Cũng từ đó, âm thanh ấy bám riết lấy anh. Niềm đam mê cháy bỏng đó, cộng với năng khiếu thẩm âm của mình, anh đã khổ luyện trong suốt gần 20 năm. Đến đến giờ anh là một trong số ít những người có khả năng múa, thổi khèn đúng nhịp, đúng tiết tấu chất khèn mông.
Người lưu giữ điệu khèn Mông ở Huồi Cọ
Và Bá Đùa được xem là người lưu giữ và biểu diễn thành công nhất tại Nghệ An hiện nay.
 
Anh Và Bá Chủ - bản Huồi Cọ xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương cho biết: “Anh Đùa yêu bản sắc dân tộc của mình, yêu nghề, truyền từ người bố cho nên anh ấy say mê với nghề, bây giờ còn dạy cho mấy đứa con của anh, nhiều người trong bản nữa đó. Bản thân tôi rất tự hào về anh Đùa. Nguyện vọng mong cấp trên quan tâm hơn nữa cho các cháu sau này không bỏ phong tục người Mông, người ở xa đến học anh Đùa cũng bày đó”.

Anh Đùa cho biết, để làm được một chiếc khèn Mông phải trải qua nhiều công đoạn, đầu tiên phải chọn những cây trúc già, thẳng, gỗ Pơ Mu già tuổi gác lên dàn bếp thời gian khá lâu. Sau khi cây trúc, gỗ Pơ Mu khô màu khói bếp thì mới dùng dao tạo hình thành chiếc khèn Mông.

Mỗi một thanh trúc đều được anh tỉa tót thành âm điệu khác nhau. Theo anh Đùa thì thổi khen hay, múa khèn đẹp không phải do chiếc khèn mà do nghệ nhân tạo nên, chính vì lẽ đó anh đã dày công luyện tập và truyền niềm đam mê của mình cho vợ con anh, để giai điệu trầm bổng tiếng khèn của anh ngân vang khắp núi rừng miền Tây xứ Nghệ, làm say đắm lòng người.

Người lưu giữ điệu khèn Mông ở Huồi Cọ
Cha con anh Đùa bảo: Bây giờ phải giữ cái hồn Mông thôi.
 
Thành quả của niềm đam mê, sự yêu mến quê hương, yêu mến dân tộc mình của anh Đùa là nhưng giải thưởng cao quý mà anh và gia đình đạt được trong các hội diễn suốt những năm qua. Gần đây nhất năm 2010, tiết mục thổi, múa khèn Mông của anh và vợ con đạt giải 3 tại Hội diễn dân ca dân vũ toàn quốc, khu vực Miền trung, Tây Nguyên tại Hà Tĩnh.
 
Năm 2011 anh Đùa đạt giải A tại Liên hoan nghệ thuật các dân tộc thiểu số Nghệ An tại huyện Quỳ Hợp và nhiều giải thưởng khác tại các hội diễn ở huyện, xã góp phần vào xây dựng nền văn hóa nhạc vụ các dân tộc miền Tây Nam Nghệ An vươn xa ra với nền âm nhạc nước nhà. Thành quả của tháng năm ấy là những giải thưởng cao quý mà anh Đùa và vợ con đạt được trong những hội diễn ở các cấp từ trung ương đến địa phương.
 
 
 
 May Huyền - Nguyễn Duy