1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

MC Thái Dũng: “Tôi chưa bao giờ sợ áp lực của công chúng và truyền thông”

(Dân trí) - Với 6 năm kinh nghiệm làm việc tại VTV và dẫn chương trình bằng ngoại ngữ, Ban tổ chức Liên hoan phim quôc tế Hà Nội đã mời MC Vũ Thái Dũng đảm nhiệm vai trò MC thảm đỏ của chương trình trong lễ khai mạc.

Năm nay, lần đầu tiên ban tổ chức đã mời MC để dẫn dắt sự kiện thảm đỏ LHP Hà Nội để tôn vinh các nghệ sĩ như các LHP quốc tế. Thái Dũng có suy nghĩ như thế nào khi được BTC mời vào vị trí này?

 

Thực sự, tôi cảm thấy rất vinh dự vì đã được BTC LHP Quốc Tế Hà Nội 2014, đặc biệt là Cục Điện Ảnh giao cho trọng trách làm MC của sự kiện thảm đỏ năm nay. Tầm vóc của một LHP trong nước vốn đã lớn, nay lại được đứng trong một sự kiện mang yếu tố quốc tế, là một MC được đứng trên thảm đỏ và tiếp cận các nghệ sĩ trong và ngoài nước, tôi vừa thấy vui, hạnh phúc nhưng cũng thấy trách nhiệm lớn lao khi là cầu nối giao lưu đầu tiên của các nghệ sĩ với khán giả Việt Nam.

 

Sân khấu thảm đỏ thường cần sự sôi động, tự nhiên, và cảm hứng giữa các MC và khách mời. Bạn có xem qua các chương trình thảm đỏ của những lễ trao giải lớn trước khi thực hiện vai trò của mình hay không?

 

Dù đã từng có rất nhiều kinh nghiệm dẫn các chương trình bằng ngoại ngữ trên VTV, các sự kiện song ngữ nhưng tôi vẫn luôn ý thức việc rèn luyện bản thân mình để cứng cáp hơn. Trước sự kiện này, tôi đã dành thời gian xem lại các chương trình thảm đỏ của các LHP Quốc Tế, đặc biệt là LHP Oscar để nghiên cứu cách dẫn, tìm hiểu nhân vật và xử lý tình huống để có thể hoàn thành tốt vai trò này.
 
Dường như thời gian là yếu tố hạn chế các cuộc giao lưu rất nhiều giữa MC và các khách mời?


 

Dường như thời gian là yếu tố hạn chế các cuộc giao lưu rất nhiều giữa MC và các khách mời?

 

LHP Quốc Tế Hà Nội 2014 chỉ có 20 phút dành cho sự kiện thảm đỏ, đó thực sự là một con số khiêm tốn nếu so với 90 phút của Oscar. Trong khi đó có tới hơn 20 đoàn làm phim và khách mời sẽ di chuyển trên thảm đỏ trong Lễ khai mạc. Chính vì thế thời gian giao lưu với tất cả các đoàn làm phim và khách mời quả thực là rất hạn chế. BTC đã rất cố gắng và thành công trong việc phân bổ các cuộc phỏng vấn để mang đến một không khí thảm đỏ đúng nghĩa - rất vui vẻ thoải mái, không hề bị khô cứng hay gò bó. Các nghệ sĩ cũng dành cho thảm đỏ một sự xuất hiện đầy trang trọng nhưng không kém phần gần gũi với khán giả. Đó là một tiền đề tốt để chúng ta sẽ có những thảm đỏ đặc biệt, ấn tượng và hấp dẫn hơn ở các lần tổ chức tiếp theo.

 

Là một trong những MC đầu tiên được đứng dẫn bằng tiếng Anh thảm đỏ của một LHP quốc tế, chắc hẳn bạn phải rất tự tin về khả năng ngoại ngữ của mình?

 

Về vấn đề ngoại ngữ, tôi không gặp trở ngại nhiều khi giao tiếp bằng tiếng Anh trong các sự kiện chỉ sử dụng tiếng Anh hay song ngữ vì đó là công việc hàng ngày của tôi suốt 6 năm qua. Tôi nghĩ, quá trình làm việc ở VTV4, VTV1 cũng như tham gia dẫn tại một số chương trình lớn đã để lại một dấu ấn nào đó nên BTC đã tin tưởng mời tôi ở HNIFF.

 

Bạn đánh giá như thế nào về sự xuất hiện của các nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sĩ quốc tế khi xuất hiện trên thảm đỏ của LHP năm nay? Trong đó, bạn thích nghệ sĩ nào nhất?

 

Tôi cảm thấy như mình đang ởlễ trao giải Oscar mà ở đó có rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam vậy. Tất cả các nghệ sĩ đều ăn mặc rất đẹp, vui vẻ và thân thiện. Tôi thích nhất là nữ diễn viên Trương Ngọc Ánh và rất may mắn là tôi đã có vinh dự được đứng ngay cạnh và phỏng vấn chị trong lễ khai mạc.
 
Dường như thời gian là yếu tố hạn chế các cuộc giao lưu rất nhiều giữa MC và các khách mời?


 

Với 6 năm làm việc tại VTV, lại tham gia và dẫn nhiều event quan trọng của các thương hiệu lớn, bạn có tham vọng sẽ có một talkshow riêng cho bản thân?

 

Tôi cũng có tham vọng là sẽ có một talkshow giống như là của Ellen DeGeneres. Ý của tôi, đó là một chương trình mà tôi, với tư cách người dẫn chương trình được tự do thể hiện cái tôi của mình với khán giả, nhân vật mà không có bất cứ sự rào cản nào gò bó về ý tưởng hay nội dung. Mô hình này không hề mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam để có thể thực hiện được, người dẫn vừa phải có kiến thức, óc quan sát, kinh nghiệm sống, khả năng đối đáp, xử lý tình huống và hiểu nhân vật, nên tôi đang rất hy vọng tôi sẽ có được một sân khấu riêng bằng những nỗ lực của mình và tôi tin mình làm được.

 

MC là một lĩnh vực rất nhạy cảm với công chúng và sự khắt khe của truyền thông. Bạn có lo lắng trước các áp lực truyền thông không và có ngại những va vấp trong nghề vốn thường xảy ra những tình huống không thể dự báo trước được?

 

Tôi chưa bao giờ sợ áp lực của công chúng và truyền thông. Tôi tin rằng truyền thông và công chúng, dù phản hồi của họ có như thế nào, cũng đều hướng tới mục đích cuối cùng - đó là giúp những người dẫn chương trình trưởng thành hơn trong nghề. Và tôi trân trọng điều đó.

 

Trần Hùng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm