Dạo quanh những bức bình phong rồng độc đáo xứ Huế
(Dân trí) - Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đang lưu giữ khá nhiều bức bình phong có hình tượng rồng khá độc đáo về mặt văn hóa nghệ thuật và lịch sử.
Tiêu biểu có thể điểm qua như bức bình phong tại đình làng Kim Long - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, bình phong long mã tại trường THPT chuyên Quốc Học - nơi Bác Hồ đã từng theo học, bình phong “Ngũ long hí cầu” tại phủ Kiên Thái Vương...
Bình phong ở Huế có rất nhiều tại các đình làng cổ, nhà thờ họ hay các phủ đệ (nơi ở các quan lại thời xưa). Ngoài ra còn có ở lăng vua như lăng Tự Đức, lăng Khải Định, Minh Mạng...
Hình tượng rồng trên bình phong được chạm trổ công phu, thể hiện sinh động con rồng với nhiều dáng vẻ. Đầu xuân Nhâm Thìn, hãy cùng chúng tôi đến thăm những bức bình phong độc đáo này.
Bình phong "Long - Lân - Quy - Phụng" tại Tam Tòa cũ - hiện là cơ quan Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế
Cặp rồng chầu mặt trời
Bình phong tại đình làng Kim Long (phường Kim Long, TP Huế) - Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia
Con long mã (ngựa hóa rồng) được chạm trổ rất công phu và cầu kỳ
Phía sau bình phong này cũng có một con rồng
Và có cảnh Trạng nguyên bái tổ vinh quy về làng
Long mã ở từ đường Vĩnh Quốc Công trên đường Nguyễn Phúc Nguyên
2 bên còn có thêm 2 con ngựa hóa rồng bay trong mây
Tại nhà bia của Lễ Bộ thượng thư Nguyễn Tri Kiểm (ông Kiểm đã từng làm Thượng thư Bộ Hộ, Bộ Lễ tại Huế thời vua Nguyễn)
Đầu rồng đội bình phong
Tại một nhà thờ họ trên phường Nguyệt Biều (TP Huế) có bình phong long mã với hình ốm
Con long mã khảm sành sừ trên bình phong nhìn ra đường Lê Lợi tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế - nơi Bác Hồ từng theo học thuở niên thiếu. Ngôi trường này cũng đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia
Tại phủ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, con trai thứ 10 của vua Minh Mạng với tài văn thơ xuất chúng
Có một đôi rồng xanh (thanh long) rất đẹp - hiếm thấy tại các nơi khác
Tại phủ thời đức thánh Trần Hưng Đạo
Bức bình phong "Ngũ long hí cầu" (5 con rồng đang chơi cầu) tại phủ Kiên Thái Vương đường Phan Đình Phùng (TP Huế). Kiên Thái Vương là thân phụ của 3 vua: Kiến Phúc - Hàm Nghi - Đồng Khánh
Đây là tấm bình phong hết sức độc đáo bởi cách thể hiện rồng đang chơi đùa. Khá nhiều chỗ đã bị hỏng mà các thợ giỏi tại Huế hiện nay đều "lắc đầu" không phục hồi lại được vì độ tinh xảo của rồng do nghệ nhân làm quá tuyệt vời
Đầu rồng oai vệ phía sau tấm bình phong "Ngũ long hí cầu"
Đại Dương