1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Cuộc đời đầy thăng trầm biến cố của dàn diễn viên “Ván bài lật ngửa”

(Dân trí) - Các diễn viên tham gia vào bộ phim “Ván bài lật ngửa” đều trở nên nổi tiếng và thành công trong những năm 80. Trải qua 35 năm, sau những hào quang ấy, Thương Tín, Chánh Tín, Thành Lũy, Thanh Lan... đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố của cuộc sống.

Bộ phim nhựa trắng đen “Ván bài lật ngửa” bao gồm 8 tập đã khắc họa rõ nét đề tài tình báo. Hãng phim Giải Phóng bắt đầu bấm máy sản xuất bộ phim từ năm 1982 đến năm 1987, dựa trên nguyên tác kịch bản phim được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ bản thảo tiểu thuyết "Giữa biển giáo rừng gươm" của nhà văn Trần Bạch Đằng. Bộ phim thành công tới mức sau đó nhà văn Trần Bạch Đằng đã lấy nhan đề này đặt cho tiểu thuyết.


Năm 1982, bộ phim được bấm máy và quay xong tập 1. Tuy nhiên, vai nam chính không thành công lắm, vì vậy Chánh Tín được đưa vào vai chính. Sự lựa chọn này hoàn toàn chính xác và đã đem lại thành công lớn cho bộ phim. Nguyễn Thành Luân trở thành vai diễn để đời của Nguyễn Chánh Tín.

Năm 1982, bộ phim được bấm máy và quay xong tập 1. Tuy nhiên, vai nam chính không thành công lắm, vì vậy Chánh Tín được đưa vào vai chính. Sự lựa chọn này hoàn toàn chính xác và đã đem lại thành công lớn cho bộ phim. Nguyễn Thành Luân trở thành vai diễn để đời của Nguyễn Chánh Tín.

Nguyễn Chánh Tín - vai Robert Nguyễn Thành Luân

Nguyễn Chánh Tín sinh ngày 29/11/1952. Ông là con út trong gia đình có năm người con, cha là Nguyễn Chánh Minh - võ sĩ nổi tiếng dưới thời vua Bảo Đại. Mẹ ông là bà Lưu Ngọc Lan, một hoa khôi của vùng Bạc Liêu - Cà Mau.

Ngay từ khi học cấp 3 ở trường Mạc Đĩnh Chi, Chánh Tín đã khá nổi tiếng khi tham gia ban văn nghệ nhà trường.

Vẻ đẹp lãng tử và phong độ giúp Nguyễn Chánh Tín thành công trong vai trò ca sĩ.
Vẻ đẹp lãng tử và phong độ giúp Nguyễn Chánh Tín thành công trong vai trò ca sĩ.

Vào năm 1974, khi đã là một ca sĩ khá nổi tiếng thời đó, ông lấy vợ là ca sĩ Bích Trâm. Ca sĩ Bích Trâm ngày đó là một người bạn học cùng Trường Luật với ông và cùng tham gia đội văn nghệ của trường.

Bích Trâm cũng từng đi hát trong nhóm Spotlight cùng nhiều danh ca nổi tiếng như: Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Đức Huy... và được các nhà báo miền Nam bình chọn giải thưởng Nữ ca sỹ được yêu thích nhất thời bấy giờ. Chánh Tín cùng Bích Trâm biểu diễn ở nhiều nơi, trở thành cặp đôi vàng lúc đó và hai người cũng bén duyên vợ chồng nhờ ca hát.
Bích Trâm cũng từng đi hát trong nhóm Spotlight cùng nhiều danh ca nổi tiếng như: Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Đức Huy... và được các nhà báo miền Nam bình chọn giải thưởng Nữ ca sỹ được yêu thích nhất thời bấy giờ. Chánh Tín cùng Bích Trâm biểu diễn ở nhiều nơi, trở thành cặp đôi vàng lúc đó và hai người cũng bén duyên vợ chồng nhờ ca hát.
Ông từng nói, ca sĩ Bích Trâm - vợ ông là người duy nhất đã cho ông hiểu sâu sắc thế nào là tình yêu, hạnh phúc.
Ông từng nói, ca sĩ Bích Trâm - vợ ông là người duy nhất đã cho ông hiểu sâu sắc thế nào là tình yêu, hạnh phúc.

Những năm 1980, khi nhà văn Bạch Đằng nhìn thấy lối diễn tự nhiên, lôi cuốn mang sắc thái riêng của Chánh Tín nên đã nhờ ông thử vai.

Bất ngờ, vai diễn nhà tình báo Thành Luân đó đã đưa Nguyễn Chánh Tín – từ một ca sĩ nổi tiếng khi đó vụt sáng trong vai trò diễn viên và chỉ một bước đã trở thành ngôi sao thực thụ của điện ảnh Việt, trở thành diễn viên được khán giả màn ảnh rộng cả nước yêu mến và ngưỡng mộ.

“Ván bài lật ngửa” đến bây giờ vẫn là một bộ phim để đời trong sự nghiệp của Nguyễn Chánh Tín, cũng như một trong những bộ phim tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam một thời, đặc biệt là dòng phim tình báo chiến tranh.


Tạo hình của Chánh Tín trong phim khiến biết bao fan nữ mê đắm bởi dáng vẻ lạnh lùng, đẹp trai của ông.

Tạo hình của Chánh Tín trong phim khiến biết bao fan nữ mê đắm bởi dáng vẻ lạnh lùng, đẹp trai của ông.

Sau thành công của vai diễn này, Nguyễn Chánh Tín tham gia khá nhiều phim khác nhưng dường như chưa có vai diễn nào vượt qua được “cái bóng” của nhà tình báo Thành Luân.

Sau này, ông còn làm người dẫn chương trình cho một số chương trình trò chơi truyền hình như “Rồng vàng” trên kênh truyền hình HTV7 và kinh doanh trong cương vị giám đốc hãng phim Chánh Phương.
Sau này, ông còn làm người dẫn chương trình cho một số chương trình trò chơi truyền hình như “Rồng vàng” trên kênh truyền hình HTV7 và kinh doanh trong cương vị giám đốc hãng phim Chánh Phương.
Năm 2014 thông tin hãng phim do ông làm giám đốc làm ăn thua lỗ với số tiền hơn 10 tỷ đồng và bị tịch thu nhà gây xôn xao dư luận.
Năm 2014 thông tin hãng phim do ông làm giám đốc làm ăn thua lỗ với số tiền hơn 10 tỷ đồng và bị tịch thu nhà gây xôn xao dư luận.

Sau giai đoạn khủng hoảng ông và vợ bắt đầu quay lại với sân khấu đi hát để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Nguyễn Chánh Tín và vợ trên sân khấu
Nguyễn Chánh Tín và vợ trên sân khấu

Ngoài ra trong thời gian ấy ông còn phát hiện mình mắc bệnh hiểm nghèo. Chánh Tín đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như người hâm mộ để vượt qua khó khăn.

Thanh Lan – vai Thùy Dung

Thanh Lan là một nghệ sĩ tài năng với những thành công từ 3 lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, điện ảnh và sân khấu. Ca sĩ Thanh Lan nổi tiếng với các ca khúc Pháp, là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nhạc trẻ ở Sài Gòn.

Năm 1984, khi đang chuẩn bị quay tiếp bộ phim “Ván bài lật ngửa” thì nữ diễn viên chính Thúy An mang thai, không thể tiếp tục tham gia vai diễn Thùy Dung với nhiều cảnh hành động. Để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất phim, đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời Thanh Lan cho vai diễn này.

Vào khoảng thời gian 1983- 1984 Thanh Lan trở thành hiện tượng bởi sự nổi tiếng nhanh chóng và rộng khắp với vai trò là ca sĩ hát nhạc Pháp. Nụ cười và nốt ruồi duyên là nét đặc trưng ấn tượng đầy duyên dáng của Thanh Lan.
Vào khoảng thời gian 1983- 1984 Thanh Lan trở thành hiện tượng bởi sự nổi tiếng nhanh chóng và rộng khắp với vai trò là ca sĩ hát nhạc Pháp. Nụ cười và nốt ruồi duyên là nét đặc trưng ấn tượng đầy duyên dáng của Thanh Lan.
Thanh Lan được đánh giá cao về mặt diễn xuất cũng như nhận được nhiều sự yêu mến từ khán giả, nên cô đã được mời tiếp tục đảm nhận vai diễn Thùy Dung cho các tập còn lại của phim “Ván bài lật ngửa” trong các năm 1985, 1986 và 1987.
Thanh Lan được đánh giá cao về mặt diễn xuất cũng như nhận được nhiều sự yêu mến từ khán giả, nên cô đã được mời tiếp tục đảm nhận vai diễn Thùy Dung cho các tập còn lại của phim “Ván bài lật ngửa” trong các năm 1985, 1986 và 1987.

Sau thành công từ sê-ri phim “Ván bài lật ngửa” cô tham gia vào hàng loạt các vai diễn trong phim “Vòng hoa trước mộ", "Ngoại ô", "Đằng sau một số phận”...

Cuối năm 1993, Thanh Lan chuẩn bị làm bộ phim điện ảnh đầu tay Đan Thanh do cô viết kịch bản và đạo diễn, với Nguyễn Chánh Tín và Lê Cung Bắc đóng vai chính. Nhưng chưa kịp thực hiện thì cô bất ngờ rút khỏi làng giải trí Việt và định cư tại Mỹ.

Ra nước ngoài, Thanh Lan vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động văn nghệ, cô đi trình diễn ở các tiểu bang của Mỹ. Vừa qua, vào ngày 29/7 Thanh Lan bất ngờ quay trở lại Việt Nam sau 25 năm xa cách với đêm diễn “Bang bang- khi xưa ta bé”.
Ra nước ngoài, Thanh Lan vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động văn nghệ, cô đi trình diễn ở các tiểu bang của Mỹ. Vừa qua, vào ngày 29/7 Thanh Lan bất ngờ quay trở lại Việt Nam sau 25 năm xa cách với đêm diễn “Bang bang- khi xưa ta bé”.

Nguyễn Thành Lũy - Trung tá Hoàng Đình Duyệt

Nghệ sĩ Nguyễn Thành Lũy tham gia vào bộ phim với vai trung tá Hoàng Đình Duyệt. Trong phim ông đảm nhận một lúc 3 vai. Ở tập một, ông đóng sĩ quan Mạch Điền, sau đó vào vai trung tá Hoàng Đình Duyệt ở tập bốn, lần cuối xuất hiện của ông là trong tập 7 với vai Tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế.

Tuy không phải là vai chính nhưng sự xuất hiện khá “dày” cùng lối diễn xuất tự nhiên của Nguyễn Thành Lũy trong bộ phim khiến nhiều khán giả biết đến và yêu mến.
Tuy không phải là vai chính nhưng sự xuất hiện khá “dày” cùng lối diễn xuất tự nhiên của Nguyễn Thành Lũy trong bộ phim khiến nhiều khán giả biết đến và yêu mến.

Kết thúc bộ phim “Ván bài lật ngửa” ông tham gia vào nhiều dự án phim truyền như “Rặng trâm bầu”, “Duyên trầu cau”, “Khi cánh hạc bay về”, “Trận chiến trên sông”, “Hiệp sĩ giữa đời thường”...

Trước khi nhập viện để điều trị bệnh hiểm nghèo, ông đã tham gia vào bộ phim “Mặn hơn muối” của đạo diễn Nhâm Minh Hiền.
Trước khi nhập viện để điều trị bệnh hiểm nghèo, ông đã tham gia vào bộ phim “Mặn hơn muối” của đạo diễn Nhâm Minh Hiền.

Tháng 11/2015, khán giả hay tin diễn viên gạo cội Thành Lũy nhập viện với tình trạng sức khỏe suy yếu nghiêm trọng bởi căn bệnh xơ gan, hở van tim hai lá, suy thận.

Tháng 11/2015, khán giả hay tin diễn viên gạo cội Thành Lũy nhập viện với tình trạng sức khỏe suy yếu nghiêm trọng bởi căn bệnh xơ gan, hở van tim hai lá, suy thận.

Vào ngày 14/1/2016 diễn viên Nguyễn Thành Lũy ra đi trong sự tiếc thương của người thân, bạn bè cùng người hâm mộ.

NSƯT Lê Cung Bắc - vai Thiếu tá Thuần

NSƯT Lê Cung Bắc bén duyên với nghệ thuật rất tình cờ bởi ông tốt nghiệp cao học quản trị kinh doanh tại Sài Gòn trước năm 1975. Ông và đạo diễn Lê Hoàng Hoa trở thành “đôi bạn thân” nên khi được “nhờ” vào vai thiếu tá Thuần trong phim “Ván bài lật ngửa” là ông gật đầu ngay.

Tuy rằng NSƯT Lê Cung Bắc ít tham gia vào các dự án phim truyền hình hay điện ảnh nhưng diễn xuất của ông được đánh giá khá tốt và ổn định.
Tuy rằng NSƯT Lê Cung Bắc ít tham gia vào các dự án phim truyền hình hay điện ảnh nhưng diễn xuất của ông được đánh giá khá tốt và ổn định.

Năm 1994, ông thực hiện bộ phim nhựa đầu tay với tên gọi “Nhịp đập trái tim”, bộ phim đã đón nhận được sự yêu thích của khán giả khi công chiếu.

Dường như đạo diễn mới là nghề mà ông yêu thích và tâm huyết. Sau thành công của “Nhịp đập trái tim”, năm 1995, ông được Đài Truyền hình TPHCM mời về làm phim “Người đẹp Tây Đô” - một bộ phim đưa Việt Trinh trở thành tên tuổi sáng giá của điện ảnh Việt.

Cuộc đời đầy thăng trầm biến cố của dàn diễn viên “Ván bài lật ngửa” - 16

Trong những năm sau đó, những bộ phim do ông làm đạo diễn liên tiếp đạt được những thành công nhất định như “Không thể rẽ trái", "Dòng đời”... Đến năm 2001 ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Năm 2005, ông thực hiện bộ phim nhựa "Duyên trần thoát tục", một bộ phim được ghi vào Kỷ lục Phật giáo Việt Nam. Ba năm sau đó, ông trở lại với hãng phim TFS với bộ phim "Vó ngựa trời Nam", một bộ phim truyền hình lịch sử hoành tráng và đã nhận được nhiều giải thưởng trong LHP Truyền hình 2010.

Bộ phim này sau đó giành được 3 huy chương Vàng dành cho Phim xuất sắc nhất, Quay phim xuất sắc nhất và Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Trong lễ trao giải Cánh Diều của Hội Điện ảnh Việt Nam, bộ phim này cũng giành được 3 giải: Cánh Diều Vàng cho Đạo diễn xuất sắc nhất phim truyền hình, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và Cánh Diều Bạc cho bộ phim.

Băng Châu - Mai Trang

Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm