Về Quảng Nam thưởng thức đặc sản ngày Tết của đồng bào Cơ Tu

(Dân trí) - Cơm lam, bánh sừng trâu, thịt gác bếp, za zá... là những món đặc sản không thể thiếu trong mâm cổ ngày Tết của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam. Đây đều là món gửi gắm ước vọng ấm no trong những ngày đầu năm mới của đồng bào.

Cơm lam là món đầu tiên phải có trong mâm cỗ của người Cơ Tu. Đây là món đặc sản của nhiều đồng bào dân tộc miền núi. Món cơm lam (a ví hor) ngày Tết thường chọn hạt gạo lúa thơm truyền thống của chính đồng bào Cơ Tu gieo trồng nên. Cơm được nấu bằng ống tre giữ nguyên cách nấu cơm nguyên thủy từ khi chưa có các công cụ nấu nướng bằng nồi, niêu như bây giờ. Tách ống cơm lam thơm lừng ra là có thể thưởng thức hạt cơm dẻo ngon với hương vị đặc biệt riêng có như món quà thơm thảo của đồng bào vùng cao đãi khách trong những ngày đầu năm mới.

Cơm lam là món không thể thiếu trong ngày Tết của người Cơ Tu
Cơm lam là món không thể thiếu trong ngày Tết của người Cơ Tu
Hạt cơm dẻo tăng tinh nấu từ gáo lúa thơm đặc biệt của đồng bào
Hạt cơm dẻo tăng tinh nấu từ gáo lúa thơm đặc biệt của đồng bào

Theo già Zuông Nônh, ở xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, Quảng Nam, món không thể thiếu trong mâm lễ cúng Giàng ngày Tết của người Cơ Tu với cơm lam và con gà mái tơ là món bánh sừng trâu (tiếng Cơ Tu gọi là A vị cuốt). Đây là món bánh làm từ nếp, gói bằng lá đót quan trọng như bánh chưng bánh tét trong ngày Tết của người Kinh. Bánh có tạo hình như một chiếc sừng trâu - biểu trưng cho con vật có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống văn hóa của người bản địa.

Bánh sừng trâu hay còn gọi là a vị cuốt theo tiếng địa phương
Bánh sừng trâu hay còn gọi là a vị cuốt theo tiếng địa phương
Ý nghĩa bánh sừng trâu trong ngày Tết của người Cơ Tu cũng giống như bánh chưng, bánh tét của người miền xuôi
Ý nghĩa bánh sừng trâu trong ngày Tết của người Cơ Tu cũng giống như bánh chưng, bánh tét của người miền xuôi

Trước Tết, nhà nhà cũng thường chuẩn bị thịt gác bếp (thịt xông khói) thường riêng từng nhà săn chuột đồng về nước; hoặc có khi dân làng săn được con nai trong rừng thì chia nhau để có món mặn ngày Tết. Người Cơ Tu thường đi Tết theo từng nhóm. Gặp nhóm bạn thân quý ghé nhà thăm, chủ nhà thương mang thịt gác bếp thêm rượu nếp than ra mời như một cách thể hiện sự hiếu khách.

Trước Tết nhà nào cũng chuẩn bị thịt gác bếp (thịt xông khói)
Trước Tết nhà nào cũng chuẩn bị thịt gác bếp (thịt xông khói)
Những xiên thịt thơm lừng vị Tết vùng cao
Những xiên thịt thơm lừng vị Tết vùng cao

Một món mặn ngày Tết của đồng bào Cơ Tu ngày Tết nữa là món za zá. Món za zá thường được chế biến từ các món thịt rừng hay thịt ếch, chim, cá, gà... của đồng bào chăn nuôi hay bẫy được. Thịt trộn với măng, ớt, nêm gia vị rồi cho vào ống nứa đem nướng lên. Sau đó, dùng dây gai (thường chọn dây mây) để thốc nhuyễn thịt đã nướng bên trong ống nứa trước khi đổ ra lá mời khách.

Đồng bào săn bẫy để có thịt rừng làm món za zá
Đồng bào săn bẫy để có thịt rừng làm món za zá
Món za zá chế biến từ các loại thịt rừng từ cá, ếch núi nướng ống tre
Món za zá chế biến từ các loại thịt rừng từ cá, ếch núi nướng ống tre

Trong tiết trời xuân se lạnh, thưởng thức những món ngon thơm vị đặc sản của đồng bào Cơ Tu, nhấp một hơi rượu cần hay chén rượu nếp than là một trải nghiệm riêng có trên những cung đường miền núi xứ Quảng trong những ngày Tết cổ truyền của đồng bào.

Khánh Hiền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm