Rùng mình với clip rắn hổ mang ăn thịt đồng loại

Vĩnh Ngọc

(Dân trí) - Clip một con rắn hổ mang chúa ăn con rắn hổ mang nhỏ hơn khiến cư dân mạng rùng mình.

Hai con rắn đánh nhau tranh bạn tình

Rắn hổ mang chúa là một trong những loài rắn độc nhất hành tinh. Khi đối đầu, chúng có thể nâng lên đến một phần ba cơ thể của nó lên khỏi mặt đất và tiến lên để tấn công. Rắn hổ mang chúa có thể dài tới 5,5 m, là loài dài nhất trong số các loài rắn độc.

Nọc độc của rắn hổ mang không phải là mạnh nhất trong số các loài rắn độc nhưng lượng chất độc mà chúng cung cấp trong một vết cắn đủ để giết chết 20 người hoặc thậm chí một con voi. Nọc độc của rắn hổ mang chúa ảnh hưởng đến các trung tâm hô hấp ở não, gây ngừng hô hấp và suy tim.

Rùng mình với clip rắn hổ mang ăn thịt đồng loại - 1

Rắn ăn thịt đồng loại.

Rắn hổ mang chúa sống chủ yếu ở các khu rừng mưa và đồng bằng của Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Màu sắc của chúng có thể rất khác nhau giữa các khu vực. Chúng sống thoải mái trong nhiều môi trường sống khác nhau, bao gồm rừng, bụi tre, đầm lầy ngập mặn, đồng cỏ cao và sông.

Loài này chủ yếu ăn các loài rắn khác kể cả rắn có nọc độc và không có nọc độc. Chúng cũng sẽ ăn thằn lằn, trứng và động vật có vú nhỏ. Chúng là loài rắn duy nhất trên thế giới xây tổ để ấp trứng.

Mới đây kênh Smithsonian đã chia sẻ một clip gây xôn xao cư dân mạng ghi lại hình ảnh một con rắn hổ mang chúa cái ăn một con rắn hổ mang chúa nhỏ hơn. Sự thật thì rắn ăn thịt đồng loại phổ biến hơn chúng ta tưởng. Hơn 100 loài rắn có thể nuốt chửng đồng loại của chúng. 

Rắn hổ mang chúa cái ăn thịt rắn hổ mang

Một sự thật hấp dẫn khác liên quan đến thời điểm trứng rắn hổ mang bắt đầu nở. Vào thời điểm thú vị này, một bản năng độc nhất bất ngờ khiến rắn hổ mang chúa cái phải rời tổ. Đây là một bản năng để chống lại sự cám dỗ bên trong của con cái, đó là muốn ăn thịt những đứa con của mình. Rắn hổ mang chúa cái bỏ đi để kiếm thức ăn cho mình và không ăn thịt con của nó.

Khi thức ăn khan hiếm, rắn hổ mang chúa cũng ăn các động vật có xương sống nhỏ khác, chẳng hạn như chim và thằn lằn. Sau một bữa ăn lớn, rắn có thể sống trong nhiều tháng mà không cần ăn thêm gì vì tốc độ trao đổi chất chậm.

Về cơ bản, khi bị đe dọa, rắn hổ mang chúa muốn nuốt trọn con mồi của mình. Do có bộ hàm linh hoạt, nó có thể nuốt chửng những con mồi lớn hơn đầu nó rất nhiều. Rắn hổ mang chúa thường đi săn vào ban ngày. Giống như các loài rắn khác, rắn hổ mang chúa nhận thông tin hóa học thông qua chiếc lưỡi chẻ của nó, nó sẽ thu nhận các hạt mùi hương và chuyển chúng đến một cơ quan cảm nhận nằm ở vòm miệng. Khi phát hiện ra mùi hương của con mồi, nó sẽ búng lưỡi để đánh giá vị trí của con mồi. Nó phát hiện con mồi đang di chuyển cách xa khoảng 100 m.

Rùng mình với clip rắn hổ mang ăn thịt đồng loại - 2

Rắn hổ mang chúa ăn thịt rắn nhỏ hơn. 

Tuổi thọ trung bình của rắn hổ mang chúa hoang dã là khoảng 20 năm. Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã liệt kê loài rắn hổ mang chúa là loài dễ bị tuyệt chủng. Những con rắn này phải đối mặt với nhiều mối đe dọa xuất phát từ các hoạt động của con người. Nạn phá rừng nghiêm trọng ở Đông Nam Á đã phá hủy môi trường sống của nhiều loài rắn hổ mang chúa, đồng thời chúng cũng bị thu hoạch với số lượng lớn để lấy da, làm thực phẩm và làm thuốc. Ngoài ra "danh tiếng giết người" cũng là lý do khiến rắn hổ mang bị tiêu diệt.

Người đàn ông thoải mái đi lại giữa chuồng rắn hổ mang