Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp

Phi Hùng

(Dân trí) - Khác với cảnh hàng nghìn người chen chân chiêm bái ngày đầu tháng, sáng nay ngày 27/1 (tức ngày ngày 15 tháng Chạp năm Canh Tý) phủ Tây Hồ lại khá vắng vẻ.

Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp

Phủ Tây Hồ (Quảng An - Tây Hồ - Hà Nội) xưa nay vốn nổi tiếng bởi sự linh thiêng trong tâm niệm của nhiều người. Đây là nơi thờ công chúa Liễu Hạnh và được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17.

Vào dịp lễ Tết, ngày rằm mồng 1 hàng tháng, phủ Tây Hồ luôn thu hút đông người dân và du khách từ khắp mọi nơi đổ về dâng hương, cầu bình an, may mắn. Khác với cảnh hàng nghìn người chen chân chiêm bái ngày đầu tháng, sáng nay ngày 27/1 (tức ngày ngày 15 tháng Chạp năm Canh Tý) phủ Tây Hồ lại khá vắng vẻ. Nhiều người thảnh thơi vãn cảnh Phủ, dâng hương trong dịp cuối năm. 

Theo quan niệm dân gian tháng Chạp là tháng hay bị xui xẻo, là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị tai bay vạ gió.

Bên cạnh đó, ngày rằm nói chung và ngày rằm tháng Chạp nói riêng còn được biết đến với tên gọi ngày Vọng. Đây là thời điểm có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời, điều đó có nghĩa con người và thần linh, tổ tiên tương thông với nhau, những lời cầu nguyện của con người sẽ dễ được đề đạt hơn.

Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp - 1

Lượng người đổ về phủ Tây Hồ vắng vẻ hơn mọi năm

Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp - 2

Không còn cảnh hàng nghìn người chen chân xếp hàng, nhiều người thảnh thơi vãn cảnh chùa và dâng hương. 

Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp - 3
Tất cả đều được nhắc nhở đeo khẩu trang để phòng tránh dịch bệnh.
Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp - 4

Nhiều người chuẩn bị lễ vật trước khi bước vào phủ.

Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp - 5

Theo quan niệm của dân gian, tháng Chạp được cho là tháng mang đến nhiều xui xẻo.

Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp - 6

Bên trong phủ nhiều người chắp tay khấn bái.

Chị Hằng (Bắc Từ Liêm - Hà Nội) cho biết: "Hầu như vào các ngày đầu tháng, ngày rằm nào tôi cũng tới đây để làm lễ cầu bình an và may mắn. Hôm nay tôi phải đi từ 7 giờ sáng vì sợ giống như hôm đầu tháng, chen chúc rất vất vả".

Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp - 7

Càng về trưa, lượng người đến đây mỗi lúc một đông.

Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp - 8
Theo quy định, hương sẽ được dâng ở ngoài phủ.
Phủ Tây Hồ vắng vẻ người dân đến lễ ngày Rằm tháng Chạp - 9

Được biết, phủ Tây Hồ là nơi thờ công chúa Liễu Hạnh, nổi tiếng với sự linh thiêng trong tâm niệm của nhiều người.

Còn chị Nguyễn Thị Quỳnh Mai (Gia Lâm - Hà Nội) chia sẻ: "Hiện nay, do dịch COVID-19, tôi tự trang bị cho mình khẩu trang và nước rửa tay kháng khuẩn. Tôi cũng chủ động rút ngắn thời gian làm lễ hơn so với thói quen''.

Ban Quản lý khu di tích Phủ Tây Hồ cho biết, đơn vị này cũng đã thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu mọi người tuân thủ đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn, đi lễ nhưng phải đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh. Ngay từ phía cổng và lực lượng chức năng đã bố trí sẵn biển báo tuyên truyền phòng dịch hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang, phòng chống dịch bệnh.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm