Những tục lệ chào hỏi “có một không hai” trên thế giới

(Dân trí) - Có thể nói hành động bắt tay là nghi thức chào hỏi kinh điển được nhiều người trên thế giới hiểu và làm theo nhất. Bên cạnh đó, ở một số địa danh, người dân có những cách chào hỏi độc nhất vô nhị.

Kowtow

 

Những tục lệ chào hỏi “có một không hai” trên thế giới

 

Kowtow là kiểu chào đặc biệt của người dân Tây Tạng, Trung Quốc. Người chào sẽ quỳ xuống đất và cúi người xuống cho tới khi đầu của họ chạm vào đất, nhằm bày tỏ sự kính trọng. Ngày nay, người ta ít khi chào như vậy, thay vì quỳ xuống, họ sẽ cúi chào. Tuy nhiên, ở một số trường võ thuật, học sinh vẫn chủ yếu kiểu chào Kowtow.

 

Hôn cú đúp      

 

Những tục lệ chào hỏi “có một không hai” trên thế giới

 

Ở Pháp, người ta chào hỏi nhau bằng cách hôn lên hai má nhau. Để tránh nhầm lẫn với nụ hôn kiểu Pháp, kiểu hôn này có tên là La Bise. Thơm má còn là cách chào hỏi phổ biến ở nhiều nước Châu Âu và Nam Mỹ.

 

Ép chặt ngón tay cái

 

Ở Zambia, mọi người thường chào nhau bằng cách ép chặt ngón tay cái của họ.

 

Sungkem

 

Sungkem là một cách chào hỏi ở

 

Sungkem là một cách chào hỏi ở Indonesia. Khi gặp gỡ, người chào sẽ nắm chặt tay của người kia và cúi đầu thấp xuống sao cho mặt áp sát vào tay họ.

 

Hongi

 

Du khách tới thăm

 

Du khách tới thăm New Zealand sẽ phải làm quen với cách chào truyền thống độc đáo của thổ dân Maori, được gọi là "hongi". Theo truyền thống hongi này, hai người mới gặp sẽ phải cọ mũi vào nhau để cảm nhận hơi thở sự sống từ người còn lại, hơi thở do chúa trời ban tặng.

 

Thè lưỡi

 

Du khách tới thăm

 

Thè lưỡi thông thường không phải một động tác lịch sự, nhưng ở Tây Tạng, đây lại là cách chào. Phong tục này có từ thế kỷ 19, khi đó vua Lang Darma trị vì có lưỡi màu đen. Thường dân dùng cách thè lưỡi để chứng minh mình không phải hậu duệ của ông vua kỳ lạ này.

 

Philippines

 

Du khách tới thăm

 

Ở Philippines, khi những người trẻ chào người lớn tuổi hơn, họ phải cúi thấp xuống, nắm tay phải của người già bằng tay phải của họ và đưa tay lên sao cho các đốt ngón tay của người già chạm vào trán của người trẻ. Cùng một lúc, họ phải nói: "Mano Po" ("mano" là tay còn "po" là kính trọng).

 

Tuvalu

 

Ở hòn đảo thuộc khu vực Polynesia này, nếu muốn chào nhau, người dân sẽ áp mũi vào má người còn lại và hít thật sâu.

 

 

Ngửi má

 

Được biết đến với cái tên sogi, nghi thức chào đặc biệt này là của người dân trên quần đảo Polynesia, Tuvalu. Theo đó, người ta sẽ đưa mũi sát vào má của người khác và hít thở thật sâu. Nếu bạn bè không gặp nhau trong thời gian dài, cử chỉ này kèm theo động tác vỗ lưng.

 

Minh Anh  (tổng hợp)