Những quần thể du lịch quy mô: Nam châm hút khách của điểm đến

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Những "vũ trụ giải trí" Disney World, Universal Studios… từ lâu đã không chỉ là giấc mơ của mọi lứa tuổi trên hành tinh này mà còn là chiếc đũa thần hô biến ra hàng triệu USD mỗi năm của không ít điểm đến nổi tiếng thế giới.

Những đế chế giải trí tỷ đô

Năm 1955, công viên Disneyland đầu tiên mở cửa ở California (Mỹ). Đây là quần thể phức hợp vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng "all-in-one" thỏa mãn cơn khát trải nghiệm của thế giới hiện đại. 7 tuần đầu sau khai trương, Disneyland đã thu hút 1 triệu khách.

Ngày nay, hệ thống Disney World trải dài khắp các châu lục với 12 quần thể, được ví như cỗ máy kiếm tiền thu về hàng tỷ đô mỗi năm.

Năm 2016, với vốn đầu tư lên đến 5,5 tỷ USD, Shanghai Disney Resort - quần thể phức hợp đầy đủ dịch vụ vui chơi giải trí, sân golf và cả resort nghỉ dưỡng được bao bọc giữa những con sông của Phố Đông khai trương. Thống kê năm 2019, tổ hợp này đã giúp GDP của Thượng Hải tăng 0,21%, đồng thời giúp doanh thu du lịch của thành phố tăng 4,09% giai đoạn 2016-2019. 

Những quần thể du lịch quy mô: Nam châm hút khách của điểm đến - 1
Quần thể Shanghai Disney Resort (Ảnh New York Times).

Tại Hàn Quốc, được Samsung xây dựng vào năm 1976, khu phức hợp Everland Resort sở hữu công viên giải trí lớn nhất Hàn Quốc với trung bình 8 triệu lượt khách mỗi năm. Bên cạnh công viên chủ đề, Everland còn có tổ hợp tiện ích bao gồm công viên nước, khu Safari, khu resort, sân golf và đường đua xe. 

Theo World Metrics, năm 2018, lượng khách đến các tổ hợp công viên giải trí chạm mốc hơn 543 triệu lượt, xấp xỉ 7% dân số thế giới.

Năm 2019, tính trên toàn cầu, ngành công nghiệp này thu về hơn 52 tỷ đô và được dự báo có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 7,9% giai đoạn 2020 - 2027, trong đó khu vực châu Á là điểm nóng với 7,5%.

Những khu phức hợp "all-in-one" kết hợp cùng các công viên giải trí vẫn luôn là át chủ bài của ngành du lịch. Bởi vậy, các cường quốc trên thế giới vẫn tiếp tục theo đuổi đường đua này.

Mới nhất, UAE bắt tay triển khai Khu phức hợp Qiddiya rộng 334km² - siêu dự án về giải trí và du lịch với các công trình khu nghỉ dưỡng, công viên và đường đua xe. Trong khi, Nhật Bản cũng đã thông qua kế hoạch 13,5 tỷ USD xây dựng tổ hợp khổng lồ ở Osaka với khu vui chơi giải trí, trung tâm hội nghị, khách sạn, nhà hàng và casino.

Hình mẫu gương mặt thương hiệu nâng tầm điểm đến

Tựa như tham vọng của Disney hơn nửa thế kỷ trước, các khu phức hợp du lịch, giải trí như Disney World, Universal Studios hay Everland… là sự kết hợp của công viên chủ đề hội chợ, triển lãm, sân chơi, trung tâm cộng đồng, bảo tàng, khu nghỉ dưỡng. Các quần thể này nhanh chóng trở thành gương mặt thương hiệu nâng tầm du lịch, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội chung của nhiều điểm đến.

Tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Universal Beijing Resort bao gồm công viên chủ đề, các nhà hàng, cửa hiệu, 2 khách sạn nghỉ dưỡng, 37 điểm vui chơi đã giúp mức tăng trưởng doanh thu ngành văn hóa, thể thao và giải trí của quận Tongzhou năm 2022 tăng thêm 101,6%, vượt qua mức trung bình của toàn Bắc Kinh là 97,7%. 

Những quần thể du lịch quy mô: Nam châm hút khách của điểm đến - 2
Công viên Universal Studios lớn nhất thế giới tại Bắc Kinh (Ảnh Universal Beijing Resort).

Giai đoạn 2018-2019, đa phần du khách cho biết họ đến Thượng Hải vì Disneyland và hầu hết đều ở lại đây trong 2-3 ngày, tạo ra nguồn thu cho lưu trú cùng các dịch vụ phụ trợ. Trong khi đó, bên cạnh gần 130 tỷ HKD đóng góp cho kinh tế "xứ cảng thơm" thì Hong Kong Disneyland Resort cũng đã tạo ra gần 291.000 việc làm cho địa phương. Gần 60% lao động đã làm việc tại đây trên 5 năm.

Tại Việt Nam, những năm qua, không ít điểm đến cũng đã tạo dựng được chỗ đứng trên bản đồ du lịch và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhờ sở hữu quần thể giải trí bài bản, quy mô, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Điển hình nhất phải kể đến Đà Nẵng với "xứ sở thần tiên" Sun World Ba Na Hills. 

Những quần thể du lịch quy mô: Nam châm hút khách của điểm đến - 3
Sun World Ba Na Hills - thỏi nam châm của du lịch Đà Nẵng (Ảnh Nguyễn Minh).

Năm 2009, ngay sau khi Sun World Ba Na Hills vận hành tuyến cáp treo đầu tiên, ngành du lịch Đà Nẵng đã thu hút với 1,35 triệu lượt, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2008. Từ năm 2009 - 2018, lượng khách tới Đà Nẵng tăng tới 463%, du khách đến Bà Nà cũng tăng hơn 160 lần.

Sau 15 năm, đến nay, theo nhiều đơn vị lữ hành, cứ 10 khách sẽ có 8-9 khách yêu cầu lên Bà Nà ngắm Cầu Vàng. 6 tháng đầu năm 2024, 70% trong số gần 1,5 triệu khách quốc tế đến Đà Nẵng đã chọn đi Bà Nà.

Song song, Bà Nà Hills hiện góp phần tạo việc làm trực tiếp cho hàng trăm lao động tại chỗ và gián tiếp tạo nguồn thu cộng sinh cho các hoạt động dịch vụ hỗ trợ như ăn uống, giải khát, vận chuyển, lữ hành… giúp một lượng lớn người địa phương có thu nhập ổn định hơn so với làm nông, lâm nghiệp. 

Viết tiếp giấc mơ lớn 

Disney World dù đã thành công vẫn cam kết sẽ rót 60 tỷ USD trong 10 năm tới cho các Disneyland, 70% dành cho những trải nghiệm mới, 30% còn lại sẽ dành cho công nghệ và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc bảo trì các điểm hiện có. Không ngoại lệ, suốt những năm qua, Bà Nà Hills không ngừng làm mới để giữ chân và đưa du khách quay lại với Đà Nẵng.

Sau khi giúp mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới với Cầu Vàng năm 2018, nhiều trải nghiệm, công trình ấn tượng đã được tập đoàn này giới thiệu như lâu đài Mặt Trăng, quảng trường Nhật Thực, thác Thần Mặt trời, mới đây là xưởng bia thủ công cùng thương hiệu Sun KraftBeer và cả loạt show diễn đẳng cấp thế giới như Fairy Blossom, WOW Kingdom, Rainbow… 

Trong tầm nhìn của Sun Group - nhà phát triển du lịch hàng đầu Việt Nam - với tổng mức đầu tư hơn 39.000 tỷ đồng, Bà Nà Hills còn hướng đến đẳng cấp của một "Genting hay Disneyland của Việt Nam", giúp Đà Nẵng đạt tới con số hàng chục triệu lượt khách mỗi năm. 

Những quần thể du lịch quy mô: Nam châm hút khách của điểm đến - 4

Sức hút của Bà Nà vẫn được duy trì suốt hơn 15 năm qua. (Ảnh Nhật Hoàng).

Tầm nhìn đó cùng sự kiên định với triết lý chất lượng, đẳng cấp, khác biệt của tập đoàn này được các chuyên gia đánh giá cao.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên nhận định: "Tôi gọi đó là đặc sắc. Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng độc nhất vô nhị, Cầu Vàng đặc sắc, hay InterContinental Danang Sun Peninsula Resort xưa nay vẫn là biểu tượng kiến trúc độc đáo về nghỉ dưỡng… Việc định hình những đặc sắc đẳng cấp cao như vậy là cách định hướng để các doanh nghiệp khác tiếp tục đóng góp phần của mình cho Đà Nẵng - một cách nhất quán nhưng luôn khác biệt".

Walt Disney từng khẳng định các công viên giải trí sẽ luôn phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của du khách. Hành trình viết tiếp giấc mơ lớn của Bà Nà Hills, Disneyland… vẫn sẽ còn tiếp tục bằng việc bổ sung, không ngừng làm mới, đa dạng trải nghiệm để kiến tạo nên những biểu tượng du lịch "ghi dấu ấn vượt thời gian". 

Với quyết tâm đầu tư lớn cho Bà Nà Hills, du lịch Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ ngày càng thăng hoa, sớm chạm tới đỉnh cao mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm