Những con đường kỳ vĩ và hiểm trở nhất trên thế giới
Con đường nào cũng có những điểm thú vị của nó, nhưng những đoạn dốc thót tim, những khúc cua hiểm trở sẽ khiến bạn muốn lái xe lên đường ngay lập tức.
Cao tốc Hana, Maui, Hawaii: Con đường cao tốc này có 620 khúc cua, đi qua 59 cây cầu và trải dài hơn 83km. Một chuyến đi lý tưởng theo phong cách Hawaii, đưa bạn qua rừng mưa, những thác nước, những cây cầu hẹp và khúc cua gấp. Mất khoảng từ 2 giờ đến 4 giờ để đi hết xa lộ này, phụ thuộc vào lòng dũng cảm của bạn.
Đường núi Thiên Môn, Hồ Nam, Trung Quốc.Con đường ngoằn ngoèo này có tổng cộng 99 chỗ ngoặt, kéo dài gần 11km và đạt tới độ cao 1.300m so với mực nước biển.
Đèo Stelvio, giữa tỉnh South Tyrol và Sondrio, Italy. Lên tới độ cao 2.757m so với mực nước biển, con đường này có tới 75 khúc cua khó. Nếu bạn nghĩ như vậy đã là khó lái, thì bạn nên biết rằng đây là một chặng chính dành cho các tay đua xe đạp trong những cuộc đua Grand Tour.
Đường 163, Thung lũng Monument, Utah, Mỹ. Con đường dài 103km, nhưng đoạn đi qua thung lũng Monument rất thẳng và phẳng, rất thích hợp để lái xe.
Transfăgărășan, từ Pitești tới Arpașu de Jos, Romania. Con đường này có độ cao tối đa là 2.034 mét, rải rác những đoạn cua hình chữ S, những ngã rẽ ngoặt và những đoạn dốc đứng. Hầu hết mọi người chỉ lái xe ôtô với tốc độ 40 km/giờ trên con đường này vì độ nguy hiểm của nó. Top Gear BBC đã tôn vinh Transfăgărășan là Con đường của năm 2012.
Đường Lysebotnvegen, từ Lysefjord tới Sirdal, Na Uy. Con đường này chỉ mở cửa 5 tháng trong một năm, đi qua những ngọn núi ở Rogaland và Vest Agder ở Na Uy. Đoạn đường dài 29km này đưa người lái xe qua một chuyến đi tuyệt vời gồm 27 khúc rẽ ngoặt lên một vách núi bên vịnh.
Đèo ở Dadès Gorges, High Atlas, Maroc. Con đường này nằm giữa hai dãy núi Atlas và Jbel Saghro.
Đèo Sani, KwaZulu-Natal, Nam Phi. Để lái xe trên con đèo này, bạn cần một chiếc xe ôtô lái 4 bánh và trình độ lái xe trên trung bình. Bạn sẽ không được lái xe qua con đèo này nếu những người lính cửa khẩu của Nam Phi cho rằng xe của bạn không thích hợp.
Đường núi Tateyama-Kurobe, Nagano, Nhật Bản. Con đường dài 37km này có thể trông rất bình thường vào mùa Hè, nhưng lại trở nên đặc biệt hùng vĩ vào mùa Xuân, khi người ta phải đào một lớp tuyết dày tổng cộng 18 mét để thấy được mặt đường. Con đường phải đóng cửa vào mùa Đông, nhưng khi tuyết bắt đầu tan, những chiếc xe cào tuyết sẽ sử dụng công nghệ GPS để tạc nên con đường một cách chính xác tới từng cm.
Đèo Col de Turini, Moulinet, Provence-Alpes-Cote d'Azur, Pháp. Con đường này là một chặng nổi tiếng khó đi của cuộc đua Monte Carlo, bởi nó là một con đường hẹp kết hợp giữa những đoạn đường thẳng và 34 khúc ngoặt.
Đèo Furka, Uri, Thụy Sĩ. Một con đường khác cũng rất nổi tiếng trong giới đua xe đạp cũng như lái xe ôtô, con đèo Furka lên tới độ cao 2.429m trên vùng núi Alps ở Thụy Sĩ.
Đường Quách Lượng, Hà Nam, Trung Quốc. Con đường kiêm hang động này được người dân địa phương tạc qua sườn của một ngọn núi ở Trung Quốc vào năm 1972, sau khi chính phủ từ chối cung cấp chi phí làm đường.
Đường Quách Lượng, Hà Nam, Trung Quốc. Con đường kiêm hang động này được người dân địa phương tạc qua sườn của một ngọn núi ở Trung Quốc vào năm 1972, sau khi chính phủ từ chối cung cấp chi phí làm đường.
Dark Hedges, Ballymoney, Ireland, Vương quốc Anh. Những cây giẽ gai bên đường được gia đình nhà Stuart trồng vào thế kỷ 18 và đến giờ đã cuốn chặt lấy nhau, tạo nên một ảo ảnh đẹp mắt.
Cao tốc Karakoram, Trung Quốc/Pakistan. Con đường nối Tây Tạng, Trung Quốc với Pakistan qua dãy núi Karakoram. Đây là con đường quốc tế trải nhựa cao nhất thế giới với độ cao 4.692m.
Đường bờ biển Cape Whale, Nam Phi. Con đường này chạy theo bờ biển Đại Tây Dương. Người lái xe có thể chiêm ngưỡng những chú cá heo khi đi trên con đường này, nếu gặp may mắn.
Đường Going-to-the-Sun, công viên quốc gia Glacier, Montana, Mỹ. Hoàn thành vào năm 1932, con đường dài hơn 80km này là con đường duy nhất đi qua công viên quốc gia Glacier ở Montana. Dọn tuyết trên đường này là một công việc đầy thử thách. Nhiều đoạn đường bị đóng cửa vì lý do an toàn vào các dịp khác nhau trong năm.
Cao tốc Halsema, Philippines. Xa lộ này kéo dài 100km và đi qua 8 thành phố và thị trấn khác nhau. Ở độ cao 2.255m so với mực nước biển, đây là xa lộ cao nhất Philippines.
Theo My Nguyễn
TTXVN