Người Việt tưng bừng trong lễ hội đầu xuân

(Dân trí) - Dự lễ hội du xuân đầu năm là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt. Vào độ xuân về, khắp nơi trên dải đất hình chữ S lại nhộn nhịp ngày hội xuân mừng cho năm mới an lành.

Lễ rước pháo Đồng Kỵ, Bắc Ninh

 Không khí xuân náo nhiệt
trong lễ rước pháo làng Đồng Kỵ
 Không khí xuân náo nhiệt trong lễ rước pháo làng Đồng Kỵ
Quả pháo được trạm trổ công
phu
Quả pháo được trạm trổ công phu

Là một trong những lễ hội sớm nhất trong năm mới, hội rước pháo làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh nhằm tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương ra lệnh xuất quân đánh giặc. Ngày hội làng tổ chức thường niên vào ngày mồng 4 Tết, thu hút hàng ngàn khách thập phương tới dự. Quả pháo được làm mô hình được làm từ gỗ, nặng chừng một tấn, được các thanh niên trai tráng trong làng kiêng. Bên ngoài pháo trang hoàng sặc sỡ với hình tứ linh: Long, ly, quy, phượng với đám rước quy mô từ nhà văn hóa thôn ra đình làng. Tới dự hội, du khách còn được tham gia nhiều hoạt động như thưởng thức hát quan họ, chọi gà, đấu vật…

Lễ đua thuyền, Phan Thiết

Ngày hội tưng bừng trên dòng
sông Cà Ty
Ngày hội tưng bừng trên dòng sông Cà Ty
Đua thuyền ngày xuân đã trở
thành một phần trong nét văn hóa người dân vùng biển.
Đua thuyền ngày xuân đã trở thành một phần trong nét văn hóa người dân vùng biển.

Lễ đua thuyền truyền thống của vùng biển Phan Thiết được tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân. Ngày xuân, dòng sông Cà Ty lại rực rỡ cờ hoa và màn đua thuyền thống náo nhiệt. Lễ hội đã tái hiện lại không khí sinh hoạt văn hóa dân gian của cư dân biển Bình Thuận và trở thành nét văn hóa, phong tục tập quán không thể thiếu trong đời sống người dân. Đây là dịp người dân vùng biển gửi gắm những ước vọng cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Lễ hội chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội

 Đường đi trên suối Yến
 Đường đi trên suối Yến
Nét văn hóa đặc sắc chùa
Hương
Nét văn hóa đặc sắc chùa Hương

Chùa Hương thuộc khu thắng cảnh Hương Sơn. Du khách đến với chùa Hương như trở về miền đất Phật. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc với quy mô và thời gian kéo kéo dài nhất. Trong cuộc hành trình về cõi Phật, các phật tử còn được ngắm nhìn cảnh mon sông nước biếc trên dòng suối Yến thơ mộng.

Lễ hội Lim, Bắc Ninh

Nét đẹp văn hóa hát quan họ
trong hội Lim
Nét đẹp văn hóa hát quan họ trong hội Lim
Thi đấu vật trong hội Lim
Thi đấu vật trong hội Lim

Hội Lim Bắc Ninh nổi tiếng với những màn hát dân ca quan họ của vùng Kinh Bắc. Ngày hội được duy trì trong suốt thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và bị ngắt quãng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, hội Lim được duy trì và khai mạc vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm. Ngày hội bắt đầu với đám rước và những màn hát quan họ của những liền anh, liền chị. Hội Lim còn có tái hiện nhiều trò chơi dân gian như đấu cờ, thi nấu cơm, đấu vật…

Lễ hội xuân Yên Tử, Quảng Ninh

Nhiều phật tử tới cầu an tại
khu vực tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
 Nhiều phật tử tới cầu an tại khu vực tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Danh thắng núi Yên Tử tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh là một trong những điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng phía Bắc. Hàng năm, hội xuân Yên Tử bắt đầu từ mồng 10 tháng Giêng tới hết tháng 3 âm lịch, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tới du xuân.

Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn, Bình Định

Lễ hội tổ chức trên miền đất
võ nhằm tưởng nhớ vị anh hùng áo vải Quang Trung.
Lễ hội tổ chức trên miền đất võ nhằm tưởng nhớ vị anh hùng áo vải Quang Trung.

Vào mồng 4, mồng 5 tết âm lịch hàng năm, lễ hội Đống Đa - Tây Sơn được tổ chức tại bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn, Bình Định. Ngày lễ là dịp người dân thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa. Trong khuôn khổ lễ hội còn nhiều hoạt động văn hóa như múa rồng, giao lưu ca nhạc, thi kéo co…

Việt Hà

(Tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm