Huế:

Người dân nô nức chơi Tết tại Hoàng cung Huế

(Dân trí) - Sáng mồng 1 Tết, người dân Huế đã bắt đầu đi chơi Tết với những hoạt động thú vị cùng những trò chơi dân gian hấp dẫn tại Hoàng Cung (Đại Nội) Huế.

Như mọi năm, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục mở cửa miễn phí cho du khách Việt Nam vào thăm Hoàng Cung (Đại Nội) từ ngày mồng 1 đến mồng 3 Tết. Chính vì thế mà nơi đây thu hút rất nhiều người dân địa phương đến tham quan và trải nghiệm nhiều hoạt động vui chơi chào đón xuân Đinh Dậu.

Trong Đại Nội, nhiều địa điểm được bài trí rực rỡ sắc màu với các loài hoa và tổ chức nhiều hoạt động thu hút người dân địa phương. Thời tiết ngày đầu năm cũng rất đẹp với nắng và có chút se lạnh khiến mọi người đều có tâm trạng thoải mái, háo hức.

Vui chơi các trò chơi cung đình xưa ở Hoàng cung Huế sáng mùng 1 Tết năm Đinh Dậu 2017
Vui chơi các trò chơi cung đình xưa ở Hoàng cung Huế sáng mùng 1 Tết năm Đinh Dậu 2017

Vào lúc 9h sáng, lễ Đổi gác tại Ngọ Môn được tái hiện lại trang trọng đúng với nghi thức xưa cổ. Đúng 10 giờ, khu vực phía sau điện Thái Hòa có nhiều hoạt động hấp dẫn vui xuân với các trò chơi cung đình Huế xưa như Đầu hồ (ném que vào bình), Bài vụ (trò chơi tương tự như bầu cua tôm cá), Đổ Xăm hường, Thả thơ,… hay trình diễn viết và cho chữ thư pháp để mang lại nhiều may mắn, sức khỏe cho cả năm.

Đây là chuỗi các sự kiện nằm trong các hoạt động vui xuân tại Đại Nội Huế vào các ngày Tết. Những hoạt động này đều có từ rất lâu đời hiện đang được tái hiện lại để giới thiệu, quảng bá đến người dân địa phương và du khách quốc tế về phong tục xưa của người Việt vào dịp Tết.

Người dân Huế nô nức đi chơi tết sáng mùng 1 tại Hoàng cung

Bạn Trần Ngọc Khánh Nhi, người dân Huế đang háo hức vui chơi các trò chơi tại sân sau Điện Thái Hòa chia sẻ: “Hôm nay là ngày đầu năm mới mình vào Đại Nội cùng các bạn để tham quan thì thấy ở đây có những trò chơi dân gian rất hấp dẫn, không khí ở đây rất sôi động và vui tươi”.

“Tôi rất hào hứng với các trò chơi dân gian tại đây. Được tham quan du lịch và còn tham gia các trò chơi miễn phí mà còn được tặng quà. Đây đúng là nét đẹp văn hóa truyền thống của Huế xưa. Thật tuyệt vời!” - anh Jonhny William (du khách Mỹ) nói.

Nghi lễ Đổi gác được tái hiện tại Hoàng Cung Huế vào sáng múng 1 Tết 2017
Nghi lễ Đổi gác được tái hiện tại Hoàng Cung Huế vào sáng múng 1 Tết 2017
Người dân nô nức chơi Tết tại Hoàng cung Huế - 3
Ngày đầu năm, không chỉ có người dân địa phương mà các du khách trong nước và quốc tế đều nô nức đi hội
Ngày đầu năm, không chỉ có người dân địa phương mà các du khách trong nước và quốc tế đều nô nức đi hội
Ông đồ Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang cho chữ may mắn đầu năm Đinh Dậu 2017
"Ông đồ" Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang cho chữ may mắn đầu năm Đinh Dậu 2017
Người dân đang chơi trò Đổ Xăm hường
Người dân đang chơi trò Đổ Xăm hường
Hào hứng, vui tươi cùng trò chơi Đầu hồ
Hào hứng, vui tươi cùng trò chơi Đầu hồ
Người dân nô nức chơi Tết tại Hoàng cung Huế - 8
Đây là trò chơi đòi hỏi sự khéo léo để ném chiếc que tre lọt vào miệng bình nhỏ cao
Đây là trò chơi đòi hỏi sự khéo léo để ném chiếc que tre lọt vào miệng bình nhỏ cao
Trò chơi Bài vụ cũng thu hút nhiều người chơi. “Bài vụ” là tên gọi cổ xưa của trò Bầu cua tôm cá ngày nay
Trò chơi Bài vụ cũng thu hút nhiều người chơi. “Bài vụ” là tên gọi cổ xưa của trò "Bầu cua tôm cá" ngày nay
“Thả thơ” để đoán các vần thơ còn thiếu trong bài thơ do ban giám khảo đưa ra. Trò chơi này dành cho những ai yêu thích văn thơ xưa cổ
“Thả thơ” để đoán các vần thơ còn thiếu trong bài thơ do ban giám khảo đưa ra. Trò chơi này dành cho những ai yêu thích văn thơ xưa cổ

Nga - Nhật - Dương