Đà Nẵng:

Người Cơ Tu mang thổ cẩm, rượu cần xuống phố

(Dân trí) - Ngay giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, người dân và du khách được trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa của Quảng Nam, Đà Nẵng.

Ngày hội giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng, Quảng Nam

Ngày hội giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu lần đầu tiên được tổ chức ở Bảo tàng Đà Nẵng là một trong những sự kiện văn hóa - du lịch được nhiều người dân và du khách quan tâm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 41 năm Ngày Giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2016).

Người Cơ Tu mang thổ cẩm, rượu cần xuống phố - 1
Người Cơ Tu mang thổ cẩm, rượu cần xuống phố - 2
Ngày hội giới thiệu văn hóa của đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng thu hút nhiều người quan tâm
Ngày hội giới thiệu văn hóa của đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng thu hút nhiều người quan tâm

Những điệu múa xoan nhịp nhàng trong âm vang của cồng chiêng cùng các nhạc cụ truyền thống khác của người Cơ Tu đã hấp dẫn người xem dõi theo ngay trong chương trình lễ khai mạc Ngày hội diễn ra sáng 29/3.

Các nghệ nhân, người dân địa phương từ các làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam và các xã Hòa Bắc, Hòa Phú (Đà Nẵng) còn mang đến ngày hội những sản phẩm biểu trưng cho đời sống sinh hoạt và văn hóa của dân tộc mình như thổ cẩm, rượu cần, gùi mây, mặt nạ, tượng gỗ, tù và, kèn krotooc...

Nghệ nhân Cơ Tu trình diễn các nhạc cụ truyền thống của đồng bào mình
Nghệ nhân Cơ Tu trình diễn các nhạc cụ truyền thống của đồng bào mình
Rượu cần Phú Túc của đồng bào Cơ Tu ở ngoại ô Đà Nẵng ngon có tiếng
Rượu cần Phú Túc của đồng bào Cơ Tu ở ngoại ô Đà Nẵng ngon có tiếng
Các vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Cơ Tu rất phong phú
Các vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt của người Cơ Tu rất phong phú
Trình diễn nghề dệt thổ cẩm
Trình diễn nghề dệt thổ cẩm
Nghề điêu khắc gỗ của đồng bào Cơ Tu thu hút nhiều người tìm hiểu
Nghề điêu khắc gỗ của đồng bào Cơ Tu thu hút nhiều người tìm hiểu

Ở không gian bên trong Bảo tàng Đà Nẵng, người dân và du khách được giới thiệu về các lễ hội văn hóa, của người Cơ Tu qua triển lãm ảnh, các mô hình phục dựng lễ mừng lúa mới... Đặc biệt là có các nghệ nhân nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, đan lát, đan mây tre, điêu khắc gỗ...) trình diễn nghề tại chỗ để mọi người hình dung những sản phẩm biểu trưng cho đời sống sinh hoạt và văn hóa của người Cơ Tu được làm nên công phu như thế nào.

Mô hình lễ hội đâm trâu
Mô hình lễ hội đâm trâu
Đời sống sinh hoạt văn hóa giàu tính cộng đồng của người Cơ Tu
Đời sống sinh hoạt văn hóa giàu tính cộng đồng của người Cơ Tu
Chân dung đồng bào dân tộc Cơ Tu
Chân dung đồng bào dân tộc Cơ Tu
Nhiều học sinh say sưa ghi chép, chụp ảnh lại các tư liệu, kiến thức văn hóa được tìm hiểu trực quan sinh động tại Ngày hội
Nhiều học sinh say sưa ghi chép, chụp ảnh lại các tư liệu, kiến thức văn hóa được tìm hiểu trực quan sinh động tại Ngày hội

Nhiều người đến với ngày hội, nhất là các em học sinh ở các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đã không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh, ghi chép lại những tư liệu, hình ảnh được giới thiệu một cách trực quan sinh động về văn hóa truyền thống của người Cơ Tu - một bộ phận trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, sống tập trung ở Quảng Nam, Đà Nẵng.

Trong không khí kỷ niệm 41 năm ngày Giải phóng TP Đà Nẵng, Ngày hội giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu thực sự là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa để giới thiệu hình ảnh một thành phố Đà Nẵng hôm nay không chỉ hiện đại, trẻ trung, năng động mà còn có chiều sâu văn hóa phong phú, đa dạng gắn liền với “đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”.

Khánh Hiền