Ngôi miếu 300 năm "lênh đênh" giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử "kì bí"

Miếu Phù Châu là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo, nằm "lênh đênh" giữa sông Vàm Thuật, một nhánh sông Sài Gòn. Nơi đây không chỉ có địa thế ấn tượng mà còn lịch sử "kì bí", kiến trúc đẹp mắt.

Miếu Phù Châu là một trong những công trình tín ngưỡng độc đáo, nằm "lênh đênh" giữa sông Vàm Thuật, một nhánh sông Sài Gòn. Nơi đây không chỉ có địa thế ấn tượng mà còn lịch sử "kì bí", kiến trúc đẹp mắt.

Để tới thăm ngôi miếu đặc biệt này, du khách phải đi đò. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng nên mỗi ngày đều đón rất đông người dân, du khách tới viếng, tham quan. Nhiều bạn trẻ tìm tới đây để cầu tình duyên, con cái và bình an.

Ngôi miếu 300 năm lênh đênh giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử kì bí - 1

Ngôi miếu nổi giữa dòng sông (Ảnh: Trạm du lịch)

Đến nay vẫn chưa có sử sách nào ghi cụ thể về sự ra đời của ngôi miếu cổ nhưng, ước chừng thời gian dựng miếu là vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền, một người đàn ông chài lưới trên đoạn sông này đã lưới phải xác một phụ nữ. Ông đã đem chôn lên cù lao rồi lập một miếu nhỏ để thờ oan hồn người xấu số. Từ đó cuộc sống của ông khấm khá hơn. Tin đồn vang xa khiến người dân kéo đến miếu cầu phúc ngày một nhiều.

Những người dân, chủ ghe thuyền sau đấy tới đây cầu phúc, cầu thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an. Dần dà, họ dựng lên ngôi miếu khang trang thờ Ngũ Hành, Long Mẫu.

Ngôi miếu 300 năm lênh đênh giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử kì bí - 2

(Ảnh: Trạm du lịch)

Trước năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó gần như bị bỏ hoang. Ngôi miếu đổ nát, hoang tàn, lạnh lẽo; bến đò cũng tạm ngưng hoạt động,

17 năm sau, ông Sáu Hòa, một người dân cư ngụ gần miếu đã cùng với ông Lục Câu - người Việt gốc Hoa - đứng ra vận động sửa sang và khôi phục lại mọi hoạt động của ngôi miếu. Chính ông Lục Câu đã tự tay phác thảo và thực hiện tu sửa, đắp lại các hình tượng tại miếu. Sau này ông trở thành trưởng ban quản lý miếu.

Ngôi miếu 300 năm lênh đênh giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử kì bí - 3

(Ảnh: Trạm du lịch)

Sau nhiều lần trùng tu, miếu Phù Châu đã trở thành một ngôi miếu khang trang. Năm 2010, UBND TP.HCM đã công nhận Miếu Phù Châu là di tích kiến trúc nghệ thuật.

Không chỉ có địa thế độc đáo mà hình ảnh hơn 100 con rồng lớn nhỏ được đặt khắp nơi cũng là điểm đặc biệt của Miếu Nổi. Ngay lối vào miếu và chánh điện là những con rồng to lớn đang chầu. Khi bước vào bên trong, du khách sẽ thấy nhiều phù điêu hình rồng khác nhau, được ốp bằng các loại mảnh sứ nhiều màu sắc bắt mắt.

Ngôi miếu 300 năm lênh đênh giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử kì bí - 4

Ngôi miếu có hơn 100 phù điêu rồng lớn, nhỏ khác nhau (Ảnh: Trạm du lịch)

Ngôi miếu 300 năm lênh đênh giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử kì bí - 5

Gian thờ chính có nhiều họa tiết sặc sỡ và sử dụng loại nhang khoanh đặc trưng của người Hoa (Ảnh: Trạm du lịch)

Ngôi miếu 300 năm lênh đênh giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử kì bí - 6

Phù Châu miếu nằm trên đường máy bay hạ cánh tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nên du khách có thể nhìn thấy đủ loại máy bay của các nước bay qua (Ảnh: Trạm du lịch).

Cuối tuần qua, bạn Phạm Hữu Nghĩa (TPHCM) - một bạn trẻ yêu du lịch đã tìm tới tham quan, chiêm ngưỡng miếu Phù Châu. Là lần thứ 2 tới đây, Nghĩa chọn đi vào sáng sớm để không gian thoáng đãng, không quá đông du khách.

"Mình bị thu hút bởi câu chuyện lịch sử li kì, địa thế ấn tượng của ngôi miếu. Mình tìm tới để tìm hiểu kĩ hơn về nơi đây, chiêm ngưỡng kiến trúc đẹp mắt. Cảnh tượng và không gian ở đây rất an yên, khác xa thành thị xô bồ", Nghĩa chia sẻ.

Ngôi miếu 300 năm lênh đênh giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử kì bí - 7

(Ảnh: Trạm du lịch)

Ngôi miếu 300 năm lênh đênh giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử kì bí - 8

Kiến trúc nơi đây rất độc đáo (Ảnh: Trạm du lịch)

Ngôi miếu 300 năm lênh đênh giữa sông Sài Gòn, khách xếp hàng chờ đò đi tìm lịch sử kì bí - 9

Khuôn viên xung quanh thoáng mát, dễ chịu (Ảnh: Trạm du lịch)

Để đến miếu, từ chợ Gò Vấp, du khách chạy xe theo đường Nguyễn Thái Sơn. Đến cuối đường, rẽ vào đường Trần Báo Giao, chạy thêm vài trăm mét sẽ đến bãi gửi xe để qua đò đến miếu. Du khách có thể đi đò sang miếu với chi phí 10.000 đồng/lượt hay 15.000 đồng/khứ hồi. Thời gian chờ tàu khoảng 10 phút, di chuyển khoảng 5 phút. 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm