Nét độc đáo ngôi đình đầu tiên của người Hoa ở Sài Gòn

(Dân trí) - Đình Minh Hương Gia Thanh tồn tại 230 năm là công trình mang nét kiến trúc độc đáo của vùng đất Chợ Lớn.

Đình Minh Hương nằm trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TPHCM do cộng đồng người Hoa khi đến định cư ở Sài Gòn- Chợ Lớn xây dựng năm 1789.
 
Thế kỷ 17, nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc, nhiều người lưu vong sang Việt Nam. Cái tên Minh Hương là ghép của triều Minh, còn "Hương" nghĩa là làng. Minh Hương là "làng của người Minh" và được dùng để gọi cộng đồng người Hoa ở Việt Nam.
 

Năm 1698, làng Minh Hương được thành lập. Để hòa nhập với cư dân Việt, đình được xây dựng. Theo quan niệm người Việt, ngôi làng phải có đình thờ thành hoàng, người sáng lập hay có công với vùng đất ấy. Đây cũng là ngôi đình đầu tiên của người Hoa ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1808, vua Gia Long ban cho tên "Gia Thanh đường" nên đình còn có tên Minh Hương Gia Thanh.

Lúc sơ khai, đình chỉ có 1 tầng. Năm 1962, đình xây dựng thêm tầng lầu trên chính điện. 

Đình được xây dựng theo kiểu nhà 5 gian, vì kèo gỗ, mái lợp ngói ống, tường gạch. Không gian bên trong bao gồm võ ca, chính điện và hậu điện. Bên phải võ ca có miếu Ngũ Hành.

Bộ khung gỗ kết cấu kiểu kẻ chuyền và các cột gỗ kê trên chân đế bằng đá tạo nên dấu ấn cổ kính cho ngôi đình. Trên cột và các đà ngang treo nhiều hoành phi, câu đối được làm từ giữa thế kỷ 19.

Chính điện xây trên nền cao. Cuối chính điện là 3 khám thờ lớn bằng gỗ đặt trên bệ gạch, được chạm viền chung quanh lưỡng long tranh châu. Khám thờ thần đặt ở giữa bài vị: Ngũ thổ tôn thần- Ngũ cốc tôn thần- Đông trù tư mệnh- Bốn cảnh thành hoàng. Trước khám thờ có lư hường trầm bằng đá và tượng của Trịnh Hoà Đức, Ngô Nhân Tịnh- 2 người Minh Hương làm quan đến chức Thượng thư, cùng với Lê Quang Định hợp thành  "Gia đinh tam gia" nhóm nổi tiếng về văn học và sử học.

Đình Minh Hương hiện còn lưu giữ 25 bức hoành phi, 29 câu đối, tập trung nhiều nhất ở gian võ ca. Ngoài ra, đình còn có nhiều hiện vật quý như quả chuông đồng đúc năm 1823, bộ ghế chạm rồng, phượng...

Trên mái đình trang trí hình lưỡng long tranh châu, cá hoá long, tượng ông Nhật bà Nguyệt,phú điêu trích tuồng tích của Trung Quốc.

Năm 1993, đình Minh Hương Gia Thanh được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG

Đình Minh Hương nằm trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TPHCM do cộng đồng người Hoa khi đến định cư ở Sài Gòn- Chợ Lớn xây dựng năm 1789.

Nét độc đáo ngôi đình đầu tiên của người Hoa ở Sài Gòn - 2

Trên mái đình trang trí hình lưỡng long tranh châu, cá hoá long, tượng ông Nhật bà Nguyệt,phú điêu trích tuồng tích của Trung Quốc.

Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG
Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG
Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG

Mái đình lợp ngói lưu ly, loại ngói phổ biến trong kiến trúc ở Việt Nam và các nước Á Đông. Hiện, phần mái được quét thêm lớp vữa để tránh hư hỏng.

Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG

Lúc sơ khai, đình chỉ có 1 tầng. Năm 1962, đình xây dựng thêm tầng lầu trên chính điện. 

Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG

Chính điện xây trên nền cao. 

Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG

Bộ khung gỗ kết cấu kiểu kẻ chuyền và các cột gỗ kê trên chân đế bằng đá tạo nên dấu ấn cổ kính cho ngôi đình. Trên cột và các đà ngang treo nhiều hoành phi, câu đối được làm từ giữa thế kỷ 19.

Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG
Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG

Cuối chính điện là 3 khám thờ lớn bằng gỗ đặt trên bệ gạch, được chạm viền chung quanh lưỡng long tranh châu.

Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG
Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG

Khám thờ thần đặt ở giữa bài vị: Ngũ thổ tôn thần- Ngũ cốc tôn thần- Đông trù tư mệnh- Bốn cảnh thành hoàng. Trước khám thờ có lư hường trầm bằng đá và tượng của Trịnh Hoà Đức, Ngô Nhân Tịnh- 2 người Minh Hương làm quan đến chức Thượng thư, cùng với Lê Quang Định hợp thành  "Gia đinh tam gia" nhóm nổi tiếng về văn học và sử học.

Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG
Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG
Đình Minh Hương Gia Thanh.JPG

Nguyễn Quang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm