Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn

Ban Văn hóa

(Dân trí) - Theo ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, thời điểm này là "chín muồi" để mở cửa du lịch, sự hồi phục của du lịch sẽ giúp kích thích các ngành kích tế khác trở lại bình thường.

Tọa đàm trực tuyến: Mở cửa Du lịch thế nào để an toàn?

Cuộc tọa đàm "Mở cửa Du lịch thế nào để an toàn" được tổ chức vào 10h sáng ngày 20/10/2021 trên báo điện tử Dân trí. Mời độc giả theo dõi cuộc tọa đàm dưới đây.

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 1

Ông Phạm Tuấn Anh - Tổng biên tập báo Điện tử báo Dân trí tặng hoa tới ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch tại buổi tọa đàm "Mở cửa du lịch thế nào để an toàn?" (Ảnh: Mạnh Quân)

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 2

Tổng biên tập báo Điện tử Dân trí tặng hoa tới các khách mời tham dự buổi tọa đàm sáng 20/10 (Ảnh: Mạnh Quân)

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 3

Tọa đàm "Mở cửa Du lịch thế nào để an toàn" sẽ được báo Dân trí tổ chức vào 10 giờ sáng ngày 20/10/2021 (Ảnh: Khương Hiền)

Du lịch là một trong những ngành gánh chịu hậu quả nặng nề của dịch Covid-19. Từ một ngành công nghiệp không khói tăng trưởng đạt trên 2 con số, đóng góp hiệu quả, quan trọng với 9,2% vào GDP cả nước, đại dịch bùng phát đã khiến cho ngành du lịch tê liệt.

Năm 2020 - 2021 lượng khách quốc tế giảm 80-90% (10-20% lượng khách còn lại chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật cao). Về khách nội địa, năm 2020 có 85 triệu lượt khách, bước sang 2021 lượng khách gần như "đóng băng".

Chưa bao giờ, số doanh nghiệp, đại lý lữ hành phải đóng cửa, phá sản, người lao động trong ngành du lịch mất việc… nhiều như giai đoạn này. Thiệt hại của du lịch gần như đã "chạm đáy", sự ảm đạm, khó khăn đối với du lịch là vô cùng nghiêm trọng.

Thời gian qua, với sự nỗ lực, quyết tâm chống dịch của Chính phủ và các cơ quan, ban ngành, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam cơ bản đã được kiểm soát tốt.

Chính phủ và các địa phương đang nỗ lực xây dựng các giải pháp để vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, vừa đưa hoạt động sản xuất kinh doanh thích nghi với điều kiện bình thường mới.

Cụ thể, từ ngày 1/10, nhiều địa phương miền Trung đã lên kế hoạch đón khách ngoại tỉnh có "thẻ xanh, thẻ vàng". Trong đó có một số địa phương như: Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế đã thống nhất kế hoạch mở đường bay nội địa của Cục Hàng không.

Từ ngày 14/10, Hà Nội cũng đã cho phép các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành Du lịch.

Một số địa phương cũng đã có phương án để thí điểm đón khách quốc tế như: Đà Nẵng, Phú Quốc …

Đây là cơ hội, tín hiệu tốt để ngành Du lịch có thể phục hồi, từng bước trở lại quỹ đạo, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW Bộ Chính trị.

Hiện nay, du lịch an toàn đã trở thành một yêu cầu bắt buộc trong mọi hoạt động của ngành.

Vấn đề được đặt ra lúc này là: Du lịch thay đổi ra sao sau giãn cách và chúng ta cần có những kế hoạch, phương án, chính sách hỗ trợ như thế nào để du lịch có thể mở cửa an toàn trong điều kiện mới?

Đây cũng là lý do báo Dân trí tổ chức tọa đàm "Mở cửa du lịch thế nào để an toàn"?

Tại tọa đàm, các khách mời sẽ thảo luận, trả lời trực tiếp các câu hỏi về các vấn đề: Đánh giá thời điểm mở cửa du lịch, các điều kiện để mở cửa du lịch an toàn. Phương án, kế hoạch thí điểm đón khách và xây dựng các sản phẩm du lịch an toàn trong điều kiện bình thường mới. Chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp khi mở cửa trở lại.

Khách mời tham gia chương trình:

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 4

Ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 5

Ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch. (Ảnh: Bộ VHTT&DL).

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 6

Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 7

PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng Khoa Du lịch học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 8

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Thương mại và Marketing Vietjet Air.

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 9

 Ông Hoàng Tuấn Anh -Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Onsen Fuji.

Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn - 10

MC Lê Anh - Phó Chủ nhiệm khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐH Quốc gia Hà Nội.

- Chương trình Tọa đàm có sự đồng hành của Công ty Cổ phần Địa ốc Thăng Long (Thang Long Real Group). Doanh nghiệp được thành lập vào năm 2010 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là đầu tư và phát triển các dự án bất động sản, tư vấn, tiếp thị, môi giới bất động sản, khu resort, du lịch nghỉ dưỡng…

Đến nay, công ty đã không ngừng phát triển, đầu tư kinh doanh nhiều dự án bất động sản với quy mô lớn hàng trăm hecta tại các tỉnh và thành phố lớn như: TPHCM, Đồng Nai, Bình Thuận.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình phát triển, Thang Long Real Group đã không ngừng đóng góp và tham gia các hoạt động hỗ trợ an sinh, xã hội, luôn luôn hướng đến tôn chỉ kinh doanh "Xây tổ ấm, dựng cộng đồng". Năm 2021, tiếp nối hành trình thiện nguyện, Công ty chính thức thành lập Quỹ thiện nguyện Hồng Phúc với mục đích tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kể trên nhằm phát triển cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

- Chương trình tọa đàm cũng nhận được sự đồng hành của Vietjet Air.  Vietjet Air là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới, chi phí thấp và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Hãng không chỉ vận chuyển hàng không mà còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên tiến.