Mạo hiểm mạng sống với nghề... “đào” núi lửa

(Dân trí) - Tại vùng núi lửa Kawah ljen, Indonesia, những người thợ khai thác lưu huỳnh đang mạo hiểm mạng sống của họ hàng ngày khi chui vào bụng con quái vật lửa để thu thập những mảng lưu huỳnh tinh khiết vì cuộc sống mưu sinh.

Mạo hiểm mạng sống với nghề... “đào” núi lửa


Nằm ở phía đông Java, Indonesia là cao nguyên Ljen quanh năm được bao phủ bởi mây mù và nhiều đỉnh núi cao xung quanh. Vùng đất này nổi tiếng trù phú với các đồn điền cà phê. Thế nhưng, trung tâm của vùng đất lại là nơi “quái vật” lửa Kawah ljen hình thành từ khoảng 3,500 năm trước vẫn còn đang hoạt động.

Mạo hiểm mạng sống với nghề... “đào” núi lửa


Lưu huỳnh là một chất được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mỹ phẩm, phân bón, đường và diêm. Những người dân địa phương ở Java thường thu thập lưu huỳnh từ ngọn núi lửa ljen mà chỉ sử dụng những biện pháp bảo vệ hết sức thô sơ.

Hàng ngày, họ vẫn tiến hành khai thác lưu huỳnh ngay phía trong miệng núi lửa mà không sử dụng đồ bảo hộ lao động chuyên nghiệp. Những chất khí độc hại bốc ra từ miệng núi lửa thường khiến họ khó thở, cay mắt và có thể bị buồn nôn hoặc đau đầu trong vài ngày. Dẫu biết nguy hiểm và độc hại cho sức khỏe là thế, nhưng nhiều người trong số các thở mỏ ở đây không có đủ khả năng chi trả cho những chiếc mặt nạ phòng khí độc hay các thiết bị an toàn khác. Họ thường làm việc chỉ với một mảnh vải quấn quanh miệng và mũi. Trong suốt 40 năm qua, đã có 74 thợ mỏ thiệt mạng vì hít phải khí độc và gần như tất cả các thở mỏ ở đây đều có nồng độ khí độc trong phổi ở mức cao.

Mạo hiểm mạng sống với nghề... “đào” núi lửa


Hầu hết những người thợ mỏ này một ngày phải leo 12km để lên được đỉnh ngọn núi lửa, mang theo khoảng 90 kg lưu huỳnh trên vai để kiếm khoảng 50,000 đến 70.000 rup mỗi ngày, tương đương với khoản tiền trên dưới 100,000 đồng. Số tiền này tuy không nhiều và sẽ giúp gia đình họ có cuộc sống khó khăn hơn là lao động trong những đồn điền cà phê.

Mạo hiểm mạng sống với nghề... “đào” núi lửa


Sau khi mang vật nặng như vậy trong nhiều năm, nhiều thợ mỏ đã có bắp vai siêu phát triển, một số người còn có khả năng nín thở trong một thời gian dài – kỹ năng mà họ đã học được bằng chính sức khỏe của mình khi làm việc giữa những đám mây độc quá lâu.

Mạo hiểm mạng sống với nghề... “đào” núi lửa


Ở dưới chân núi, lưu huỳnh được chất lên những chiếc xe tải để vận chuyển đến nơi xử lý. Tại đây, lưu huỳnh sẽ được nấu chảy thành dạng lỏng, lọc và tinh chế. Sản phẩm sau cùng mà chúng ta thấy được là lưu huỳnh dạng tấm đã qua xử lý và đóng gói.

Mạo hiểm mạng sống với nghề... “đào” núi lửa


Bất chấp sự nguy hiểm, ngọn núi lửa này vẫn thu hút được nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu của nó vào bạn đêm, khi lưu huỳnh cháy sáng miệng núi lửa ánh lên một màu xanh kỳ lạ. Đa số du khách đến tham quan đến đây vào bạn ngày để có thể chiêm ngưỡng được những màu sắc sặc sỡ của những khối lưu huỳnh nóng chảy kết tinh quanh miệng núi lửa, nhưng vẻ đẹp huyền bí của ljên cũng khiến bao vị khách mạo hiểm tính mạng leo lên đây vào buổi tối.

Mạo hiểm mạng sống với nghề... “đào” núi lửa


Hồ nước phía trong miệng núi lửa rộng khoảng một cây số và có tính axit cao, gần như sẽ hòa tan bất cứ thứ gì khi nó chạm đến. Khí được tao thành bởi hydro sunfua và lưu huỳnh dioxit từ miệng núi lửa bốc lên rất độc hai và gần như không thể sinh sống được ở quanh đấy.

Những năm gần đây, sự phát triển của du lịch trong nước đã biến ljen thành một địa điểm du lịch hấp dẫn. Những người thợ mỏ ở đây cũng có thêm nghề tay trái và dẫn khách trong các tour du lịch hai đến ba ngày lên tham quan miệng núi lửa. Một món đồ lưu niệm làm từ lưu huỳnh khối nguyên chất cũng được du khách yêu thích, giúp những người thợ mỏ ở đây có thêm một khoản thu nhập nhỏ.

Lê Nhàn

Lê Nhàn
Theo BBC

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm