Liên kết để tiếp thị du lịch Việt Nam trên thế giới mạng

(Dân trí) - Vừa qua, ngày du lịch trực tuyến đã diễn ra và mang lại cho những người tham dự cái nhìn chuyên nghiệp hơn về câu chuyện công nghệ trong lĩnh vực du lịch.

Trong khuôn khổ sự kiện, cổng thông tin quảng bá du lịch Việt Nam www.vietnamtourism.vn do Hội đồng Tư vấn Du lịch quốc gia bảo trợ cùng với Liên minh Du lịch trực tuyến ra mắt du khách.

Những thành viên sáng lập Liên minh này là những doanh nghiệp kinh doanh sàn du lịch trực tuyến, lữ hành, thanh toán, bảo hiểm.
Những thành viên sáng lập Liên minh này là những doanh nghiệp kinh doanh sàn du lịch trực tuyến, lữ hành, thanh toán, bảo hiểm.

Mục tiêu của sự liên kết là làm cho những người hoạt động du lịch có cái nhìn nghiêm túc và chuyên nghiệp về yếu tố công nghệ, tạo sự liên kết chặt chẽ, cung cấp dịch vụ trực tuyến toàn diện với chất lượng cao cho đông đảo du khách..

Ông Nguyễn Tuấn John, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia đưa ra khuyến cáo: “Việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với du lịch trực tuyến sẽ giúp các khách sạn, công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, khu du lịch… tiếp cận nhiều hơn với du khách, đặc biệt là du khách quốc tế”.

Giao diện cổng thông tin mới www.vietnamtourism.vn.
Giao diện cổng thông tin mới www.vietnamtourism.vn.

Không chỉ thông qua cổng thông tin mới www.vietnamtourism.vn, Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia (TAB Vietnam) còn hướng tới mục tiêu sâu rộng là thay đổi nhận thức, hành động và tăng cao hiệu quả các hoạt động quảng bá trực tuyến.

Mặt khác, sự liên kết cũng góp phần dễ dàng hoá quá trình tìm kiếm thông tin, các thao tác đặt hàng, mua hàng trực tuyến trước chuyến đi.

“Chia sẻ trải nghiệm đến bạn bè qua mạng xã hội và quan trọng là thu hút thêm nhiều người cùng tham gia vào trong vòng tròn lan toả đó. Đưa tiếp thị trực tuyến trở thành mũi nhọn trong tiếp thị du lịch Việt Nam trong vòng 5 năm tới”, ông Nguyễn Tuấn John tin tưởng.
“Chia sẻ trải nghiệm đến bạn bè qua mạng xã hội và quan trọng là thu hút thêm nhiều người cùng tham gia vào trong vòng tròn lan toả đó. Đưa tiếp thị trực tuyến trở thành mũi nhọn trong tiếp thị du lịch Việt Nam trong vòng 5 năm tới”, ông Nguyễn Tuấn John tin tưởng.

Câu chuyện du lịch trực tuyến là câu chuyện đòi hỏi phải có chiến lược, tầm nhìn và cả sự chuyên nghiệp.

Bà Trần Thị Việt Hương, đại diện đơn vị Vietravel đã nêu ra "chặng đường dài" thu hút khách hàng qua kênh trực tuyến: “Một trang điện tử hiệu quả, liên kết mạng xã hội, gắn kết chặt chẽ với khách hàng, cách làm thông điệp thông qua hình ảnh, clip chuyên nghiệp, cập nhật thông tin rõ ràng, lắng nghe khách hàng, dịch vụ chuyên nghiệp, tour theo yêu cầu”.


Đưa thông tin đến cho khách hàng bằng những hình ảnh chuyên nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.

Đưa thông tin đến cho khách hàng bằng những hình ảnh chuyên nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.


Truyền tải thông tin một cách rõ ràng sẽ rút ngắn khoảng cách với khách hàng của những nhà làm dịch vụ du lịch.

Truyền tải thông tin một cách rõ ràng sẽ rút ngắn khoảng cách với khách hàng của những nhà làm dịch vụ du lịch.

Theo thống kê từ CIMIGO, có đến 9 trên 10 người dùng thành thị truy cập internet bằng điện thoại di động.
Theo thống kê từ CIMIGO, có đến 9 trên 10 người dùng thành thị truy cập internet bằng điện thoại di động.

Cụ thể hơn, 74% là tỷ lệ người truy cập internet bằng các thiết bị di động tại nhà, tại nơi công cộng là 48%, còn ở nơi làm việc chiếm khoảng 40%.

“Chúng ta cần chú trọng đến giao diện, chức năng của website, trang mạng xã hội trên chính màn hình điện thoại, notebook của khách hàng. Chính vì vậy các trang web của chúng tôi đều được xây dựng để đáp ứng nhu cầu này”, bà Hương nhấn mạnh.

​Trong năm 2017, trang web www.vietnamtourism.vn sẽ ra mắt các phiên bản tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nga, tiếng Nhật Bản để hướng đến 7 thị trường trọng điểm của du lịch Việt như Bắc Á, châu Âu, Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Australia và Nga.

Với mỗi thị trường sẽ có chiến lược tiếp thị riêng biệt cụ thể, như với khu vực Bắc Á sẽ tập trung vào du khách thu nhập cao với phân khúc nghỉ ngắn và nghỉ dài; với khu vực Bắc Mỹ sẽ đẩy mạnh sản phẩm du lịch văn hóa, di sản, di tích lịch sử.

Phạm Nguyễn