Lặng ngắm vẻ đẹp hồ nước cổ nhất thế giới khi đông cứng trong băng giá

(Dân trí) - Khi mùa đông tới, hồ nước lâu đời nhất thế giới – Baikal đóng băng trong giá lạnh, tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú hiếm nơi nào có được.

Chơi đùa trên bề mặt nước hồ Baikal đóng băng

Nằm ở phía nam Siberi thuộc Nga, hồ Baikal là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt trái đất.

Vẻ đẹp của hồ nước ngọt lâu đời nhất thế giới khi đóng băng
Vẻ đẹp của hồ nước ngọt lâu đời nhất thế giới khi đóng băng

Hiện châu Âu đang trải qua mùa đông giá rét kỷ lục trong lịch sử. Nhiều nơi phủ trắng trong băng tuyết. Hồ nước ngọt sâu và lớn nhất thế giới Baikal cũng không nằm ngoại lệ. Lớp băng dày phủ trên bề mặt hồ tạo nên cảnh tượng ngoạn mục. Ngoài hồ Baikal, trên trái đất chỉ có hai hồ nước khác với độ sâu trên 1000m gồm hồ Tanganyika (sâu 1470m) và Caspian (sâu 1025m).

Những khe nứt của băng có thể kéo dài tới hàng chục km
Những khe nứt của băng có thể kéo dài tới hàng chục km

Nơi sâu nhất của hồ lên tới 1642m. Trong mùa đông năm nay, lớp băng tuyết trên mặt hồ dày tới 1.5-2m. Thậm chí, lớp băng này có thể chịu được trọng tải của xe khoảng 15 tấn. Bởi vậy, dòng người đổ về hồ trượt băng, ngắm cảnh ngày một đông.

Lặng ngắm vẻ đẹp hồ nước cổ nhất thế giới khi đông cứng trong băng giá - 3

Không hổ danh là hồ nước sạch trong nhất thế giới, tuy bề mặt hồ Baikal đã đóng băng nhưng du khách vẫn nhìn rõ phía dưới, từ lớp đá phủ rêu cho tới nhiều loài sinh vật. Thậm chí, người ta nhìn thấy chúng ở độ sâu 40m.

Nhờ những khe nứt giúp loài cá sống bên dưới không ngạt thở vì thiếu oxy
Nhờ những khe nứt giúp loài cá sống bên dưới không ngạt thở vì thiếu oxy

Trên bề mặt hồ, đôi chỗ mặt băng trơn trượt và phản quang như mặt gương. Ngoài đi bộ ngắm cảnh, đôi khi du khách đi giày trượt hay ngồi xe trượt tuyết để trải nghiệm đủ cảm giác khác nhau. Đặc biệt, nhiều đoạn trên lòng hồ xuất hiện các vết nứt trắng xóa mang hình thù kỳ lạ. Những vệt nứt này có chiều ngang 2-3m, chiều dài có thể lên tới 10-30km. Cũng nhờ các vệt nứt, nhiều loài cá nằm sâu dưới lòng hồ không chết ngạt vì thiếu oxy. Cho tới nay, băng đá ở hồ Baikal vẫn mang nhiều điều bí ẩn, thu hút sự chú ý của các nhà khoa học.

Lặng ngắm vẻ đẹp hồ nước cổ nhất thế giới khi đông cứng trong băng giá - 5
Bề mặt băng dày thậm chí có thể chịu được trọng tải của xe chở 15 tấn
Bề mặt băng dày thậm chí có thể chịu được trọng tải của xe chở 15 tấn

Hiện hồ Baikal là nơi sinh sống của hơn 1700 loài động thực vật, tới hai phần ba trong số đó không tìm thấy ở những nơi khác. Baikal được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Phía đông của hồ là nơi sinh sống của người dân bộ lạc Buryat. Người dân sống nhờ việc chăn thả dê, bò, lạc đà và cừu. Đây cũng là nơi có môi trường sống khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -19 độ C và mùa hè khoảng 14 độ C.

Mặt hồ đóng băng tạo nên nét kỳ thú không nơi nào có được
Mặt hồ đóng băng tạo nên nét kỳ thú không nơi nào có được
Du khách đi bộ trên mặt băng dày
Du khách đi bộ trên mặt băng dày
Mặt hồ nhìn từ trên cao
Mặt hồ nhìn từ trên cao

Việt Hà

Theo BP, WK