Kỳ lạ hang động được coi là "chốn địa ngục" với loài chó

(Dân trí) - Một hang động nằm ở phía tây của Naples, Italia, được coi là chốn địa ngục với loài chó, nhưng may mắn lại là chốn vô hại với con người.

Ở khu vực phía tây của Naples, Italia, là một vùng núi lửa rộng lớn, được biết tới với tên gọi Phlegraean Fields. Nơi đây chứa đầy các miệng núi lửa cũ. Từ nhiều thế kỷ trước, những du khách ưa mạo hiểm đến Naples để xem những ngọn núi lửa nổi tiếng từng chôn vùi thành phố của La Mã như Pompeii và Herculaneum, sẽ được giới thiệu tới địa danh Grotta del Cane. Người ta còn gọi đó là hang chó. Nơi này được coi là chốn tử thần với loài chó.

Hang chó trong những hình vẽ ở các thế kỷ trước
Hang chó trong những hình vẽ ở các thế kỷ trước

Lối vào hang động là một lối mở hẹp nằm bên cạnh một ngọn đồi dẫn tới hành lang ngắn dài chừng 10m. Bên trong hang là một lỗ nhỏ tạo ra carbon dioxide. Khối khí này nặng hơn không khí, nên chúng chìm xuống, tạo nên hồ sâu chừng 30 cm. Hồ sâu này tuy không ảnh hưởng tới con người, nhưng là hồ tử thần với loài chó.

Kỳ lạ hang động được coi là "chốn địa ngục" với loài chó - 2

Carbon dioxide là một trong những thành phần của không khí. Ở nồng độ thấp,chúng tồn tại vô hại với con người. Nhưng khi nồng độ này trong không khí tăng lên nó sẽ gây ra tình trạng nghiêm trọng còn gọi là tăng áp. Ngộ độc Carbon dioxide khiến da đỏ ửng, co giật cơ, tăng huyết áp, giảm hoạt động thần kinh, nhịp tim bất thường, hoảng loạn, mất phương hướng, co giật, mất ý thức và cuối cùng là chết.

Kỳ lạ hang động được coi là "chốn địa ngục" với loài chó - 3

Để chứng minh hiện tượng này cho du khách, trước đây, hướng dẫn viên địa phương sẽ cùng khách mang theo một con chó vào hang. Con chó khi tới hồ Carbon dioxide sẽ bắt đầu ngộp thở vì thiếu oxy rồi mất ý thức. Sau đó, người ta đưa nó ra khỏi hang, hồi sinh bằng cách ngâm xuống vùng nước lạnh ở hồ Agnano gần đó.

Lối vào hang chó ngày nay
Lối vào hang chó ngày nay

Chính việc thí nghiệm với chó này khiến hang động trở nên nổi tiếng. Được biết, Goethe, Alexandre Dumas hay Mark Twain là những người nổi tiếng từng chứng kiến thí nghiệm này. Năm 1870, khi hồ Agnano cạn nước, hang động bị bỏ hoang và không còn hấp dẫn du khách nữa.

Hoàng Hà

Theo Apt/WM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm