Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam

(Dân trí) - Lần đầu tiên, một lễ hội truyền thống của đồng bào Bh’noong được tổ chức, thu hút hàng nghìn đồng bào ở huyện vùng cao Phước Sơn tham dự. Giữa không gian văn hóa đa sắc màu, các vũ điệu “cúng đất, dâng trời” được tái hiện, mừng ngày tết mùa bội thu.

Đây là một trong những hoạt động văn hóa mang ý nghĩa vừa bảo tồn, khôi phục các nét đẹp truyền thống tộc người, vừa thắt chặt tình đoàn kết của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại huyện Phước Sơn.

Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 1.
Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 2.

Những điệu múa, hát của đồng bào Bh'nong tại lễ hội

 

Thông qua lễ hội lần này cũng là dịp để huyện Phước Sơn quảng bá tiềm năng du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch sinh thái, lịch sử đến với du khách; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện vùng cao Phước Sơn.

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Bh’nong, lễ hội Tết mùa mang một ý nghĩa rất linh thiêng, nhằm tạ ơn thần linh đã cho dân làng một mùa nương rẫy bội thu, cầu mong mưa thuận gió hòa, bản làng bình yên, dân làng khỏe mạnh và con cháu thành đạt.

Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 3.
Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 4.
Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 5.

Đồng bào Bh'nong khôi phục văn hóa truyền thống dân tộc qua tiếng chiêng, điệu mua của dân tộc mình

 

Trong quá trình hội nhập và giao lưu giữa các vùng miền, một số nét văn hóa đặc trưng, một số nghề truyền thống, ẩm thực,… dần bị mai một và không còn được lưu truyền gìn giữ. Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Bh’nong, từ năm 2019, huyện Phước Sơn có chủ trương tổ chức phục dựng và duy trì lễ hội mừng lúa mới.

Một trong những nội dung của lễ hội là phục dựng và tái hiện nghi thức dựng cây Nêu. Đây là nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người Bh’nong, thể thể hiện rõ nét văn hóa tâm linh, tín của đồng bào Bh’nong qua lễ ăn mừng lúa mới.

Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 6.
Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 7.
Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 8.

Cô gái Bh'nong trổ tài làm bánh sừng trâu đãi khách phương xa

 

Cùng với nghi lễ dựng cây nêu, việc đánh, múa cồng chiêng tại lễ hội cũng được người Bh’nong thể hiện khá sôi động, mang âm hưởng của núi rừng tây nguyên. Cồng chiêng được đánh lên thể hiện tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên thần linh cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, buôn làng ấm no.

Động tác múa cồng chiêng của người Bh’nong - Gié Triêng uyển chuyển, nhẹ nhàng, thanh thoát. Các điệu múa mô phỏng các hoạt động sinh hoạt đời thường đồng thời chứa đựng những ý nghĩa mà người Bh’nong gửi gắm vào đó.

Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 9.
Khám phá lễ hội tết mùa của đồng bào vùng cao Quảng Nam - Ảnh 10.

Đồng bào Bh;nong lần đầu tiên tổ chức lễ hội mùa

 

Đối với văn hóa ẩm thực, ngoài các món ăn truyền thống thường thấy như bánh ốc, cơm lam, thịt chuột rừng... Tại lễ hội lần này, người Bh’nong ở Phước Sơn trình diễn khá nhiều món ăn truyền thống mới lạ, được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ núi rừng, sông suối. Trong đó phải kể đến như cá suối muối chua, lá sắn nấu canh ốc đá, môn dốc xào thịt sóc, cá niêng nướng ống lam…

Đáng chú ý, việc thi gói và nấu bánh quát, bánh pen, cơm lam đã tạo ra ấn tượng mạnh với nhiều du khách khi được chứng kiến đôi bàn tay gói bánh một cách thuần thục của các cô gái Bh’nong.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội (từ ngày 12-14/1), người dân và du khách đã được sống trong không khí âm vang cồng chiêng của núi rừng.

Ông Nguyễn Quảng – Phó Chủ tịch huyện Phước Sơn – khẳng định: “Lễ hội là cơ hội để cho bà con nhân dân gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng và xích lại gần nhau hơn. Tạo điều kiện cho thế hệ trẻ nắm bắt được các nét văn hóa đặc sắc của người Bh’nong trong đời sống sản xuất sinh hoạt để am hiểu và phát huy những giá trị văn hóa, phát huy tiềm năng và bản sắc văn hóa dân tộc mình. Bên cạnh đó, lễ hội cũng nhằm quảng bá, thu hút các doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng của huyện Phước Sơn để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

C.Bính

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm