Khám phá “Hạ Long” giữa đất trời xứ Tuyên

(Dân trí) - Na Hang, vùng đất cổ, nơi mà mỗi con sông, con suối, mỗi cánh rừng, ngọn núi đều được gắn liền với những truyền thuyết, câu chuyện đầy hấp dẫn lòng người chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách khi đặt chân đến.

Tại nơi dòng sông Gâm chảy từ Hà Giang về gặp gỡ dòng sông Năng đổ từ Bắc Cạn tới, đã hình thành một vùng cảnh quan thiên nhiên kỳ thú – Na Hang. Sông Gâm (còn gọi là sông Gầm) là một phụ lưu của sông Lô chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam.
Na Hang từ lâu được coi là miền đất cổ tích với những phong cảnh đẹp nên thơ.
Na Hang từ lâu được coi là miền đất cổ tích với những phong cảnh đẹp nên thơ.

Tên Na Hang bắt nguồn từ ngôn ngữ Tày – “Nà Hang” có nghĩa là “ruộng cuối”, Na Hang được ví như một nàng công chúa ẩn mình giữa chốn rừng sâu, với khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung. Nơi đây còn người ta biết đến là chốn vùng sinh sống của loài Voọc mũi hếch được ghi vào sách đỏ thế giới.

Na Hang từ lâu được coi là miền đất cổ tích với những phong cảnh đẹp nên thơ. Những truyền thuyết về Nàng Tiên - Chú Khách, đỉnh Pắc Tạ hay vẻ đẹp hoang sơ của hồ trên núi. Nơi mà mỗi con sông, con suối, cánh rừng ngọn núi đều được gắn liền với những truyền thuyết hấp dẫn. Sông Gâm và sông Găng cũng dãy núi Pác Tạ hùng vĩ với 99 ngọn núi.

Với người ở Na Hang - Tuyên Quang, Vài Phạ tên gọi một cột đá sừng sững hay cọc buộc trâu trời theo tiếng dân tộc Tày giữa hàng trăm đảo đá vôi giăng khắp mặt sông là nơi sơn kỳ thủy tú, ít nơi nào có cảnh quan kỳ bí, say lòng người đến thế.

Na Hang từ lâu được coi là miền đất cổ tích với những phong cảnh đẹp nên thơ.

Na Hang từ lâu được coi là miền đất cổ tích với những phong cảnh đẹp nên thơ.
Lênh đênh trên hồ thuỷ điện, bạn có thể chọn một trong ba tuyến để tham quan, thám hiểm vẻ đẹp kỳ bí của vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang.

Kỳ diệu hơn khi sông Gâm được ngăn dòng làm thủy điện. Dải sông màu diệp lục vốn nằm lọt thỏm giữa những vách đá hùng vĩ, sâu hún hút, giờ đây đã đem nước đi mênh mang khắp vùng. Hơn 8.000 ha mặt nước bao trùm 12 xã của 2 huyện Nà Hang và Lâm Bình, nhưng Thượng Lâm vẫn còn nguyên vẹn. Bởi mảnh đất này được bao bọc với những dãy núi đá, cao hơn hẳn so với vùng lòng hồ.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung rộng trên 42 nghìn ha với những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi, những thảm thực vật đa dạng và phong phú về chủng loại, những nét văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc trên địa bàn là những điểm lắng đọng không thể quên đối với mỗi du khách khi đã một lần đặt chân đến Na Hang.

Người dân Tuyên Quang từ bao đời nay đã là vùng đất an cư của gần 66 nghìn người dân thuộc 15 dân tộc trong đó chủ yếu là các dân tộc Tày, Dao, Mông, Kinh…Sự giao thoa giữa các nền văn hóa đã tạo nên một vùng văn hóa dân gian độc đáo với những làn điệu Then, Sli, Lượn tiếng đàn Tính tiếng Khèn…làm say đắm lòng người. Tại Na Hang người ta còn phát hiện hai di tích mộ tang và một di tích bếp lửa thuộc thời đồ đá tại hang Phia Vài có niên đại trên 10 ngàn năm, tại hang Thẩm Chóong người ta cũng phát hiện nơi cu trú của người nguyên thủy sống ở giai đoạn sơ kỳ đá mới có niên đại cách đây khoảng 7 -8 ngàn năm tuổi.

Lênh đênh trên hồ thuỷ điện, bạn có thể chọn một trong ba tuyến để tham quan, thám hiểm vẻ đẹp kỳ bí của vùng lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang.

Na Hang từ lâu được coi là miền đất cổ tích với những phong cảnh đẹp nên thơ.

Ngược dòng sông Năng, du khách sẽ đến thăm đền Pắc Tạ, ngắm dòng nước trắng xoá từ đỉnh núi chảy xuống vùng lòng hồ hay ngắm nhìn thác Đén Luông với dòng chảy dựng đứng, thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Rời cảnh núi rừng hùng vĩ, du khách còn được ghé thăm các phiên chợ vùng cao của đồng bào các dân tộc ở xã Hồng Thái, Đà Vị với những sản phẩm nông sản do chính bà con tự làm ra.

Đi dọc sông từ Thượng Lâm, du khách còn bất ngờ chiếc “cọc Vài” đá – tiếng Tày có nghĩa là cọc buộc trâu sừng sững mọc lên giữa mặt nước gắp với sự tích Tài Ngào. Và ngắm nhìn cánh rừng nguyên sinh Tát Kẻ - Bản Bung hùng vĩ với những cây gỗ nghiến, cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngắm những giò hoa phong lan đủ màu sắc và chiêm ngưỡng núi Nàng Tiên - Chú Khách, cọc đá Vài Phạ soi mình xuống mặt hồ xanh biếc

Được nghe những làn điệu then cọi, hát ru, hát páo dung, hát giao duyên ngọt ngào, đằm thắm mà da diết của đồng bào dân tộc Tày, Dao. Nghe tiếng kèn pí lè, kèn lá và điệu múa khèn của những chàng trai, cô gái dân tộc Mông. Con người và thiên nhiên hoà quyện đã tạo ra cho Na Hang một tiềm năng du lịch hấp dẫn.

Có một quy luật rất nghiêm ngặt ở nơi đây là khi đu thuyền mảng trên sông vào mùa lũ. Trên vách đá có những lỗ nhỏ người dân gọi là Đăng Vài – nghĩa là mũi trâu. Theo người dân nơi đây cứ vào mùa lũ hễ nước sông thấp hơn mũi trâu thì có thế qua được còn nếu nước ngập ngang mũi trâu phát ra tiếng nước réo (trâu thở) thì ắt không đi thuyền qua được. Đoạn sông Năng đi qua xã Đà Vị người ta không gọi là Sông Năng mà là sông Ngang đến thượng nguồn sông Gâm có Núi Đổ. Sông Ngang, Núi Đổ nghe như có vẻ thiên nhiên hung dữ thách thức sự chinh phục của con người.

Na Hang còn hấp dẫn du khách bởi những món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực xứ Tuyên như cá Lăng, cá Nheo, thịt trâu khô, xôi ngũ sắc, rau dớn, rau dạ và hương rượu Ngôn men lá Sơn Phú, rượu Đao uống bao nhiêu cũng chỉ lâng lâng mà không làm cho say xỉn.

Minh Phan
Ảnh: Internet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm