Khách Tây thích thú với làng nuôi thần chết

(Dân trí) - Không chỉ người Việt tò mò với những con mãng xà ở Lệ Mật mà nhiều du khách quốc tế cũng tỏ ra thích thú với làng làng rắn cùng với những thú thưởng thức rắn … để đời.

Không chỉ có thực khách bản xứ mà rất nhiều du khách nước ngoài khi đến Hà Nội đã được thưởng thức một bữa tiệc đặc biệt với những món chế biến từ rắn, và với họ thì đây là một sự trải nghiệm khó tìm ở bất kỳ nơi nào khác.

Khách Tây thích thú với làng nuôi thần chết
Mỗi ngày làng rắn Lệ Mật thu hút khoảng 1.000 du khách trong và ngoài nước đến để tận mắt ngắm nhìn và thưởng thức đặc sản.

Lệ Mật có khoảng 100 hộ gia đình hành nghề nuôi bắt rắn ở làng Lệ Mật với gần 400 nhân công. Ngoài ra còn có hai trang trại cực lớn chuyên nuôi rắn và giết thịt.

Mỗi ngày làng rắn Lệ Mật thu hút khoảng 1.000 du khách trong và ngoài nước đến để tận mắt ngắm nhìn và thưởng thức đặc sản.

Khoảng những năm 1960 đến 1990, làng rắn Lệ Mật là nguồn cung cấp chính cho các nhà hàng và các công ty dược phẩm. Tuy nhiên, sau đó nghề rắn ở đây gần như bị biến mất và giờ nó đang được phục hồi và phát triển.

Năm 1993, Việt Nam kí kết Công ước bảo vệ động vật hoang dã, từ đó những chính sách hạn chế nghề nuôi bắt rắn cũng được áp dụng.

Khách Tây thích thú với làng nuôi thần chết
Du khách tới Lệ Mật, trước khi thưởng thức bữa tiệc thịt rắn bảy món, họ được hướng dẫn tham quan khu trại nuôi rắn các loại, cả rắn độc lẫn không độc. 

Năm 2007, nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế của địa phương, chính quyền Việt Nam đã công nhận làng Lệ Mật là “làng nghề”. Từ đó, nghề nuôi bắt rắn phát triển trở lại tại địa phương này và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến để tìm hiểu về loại hình kinh doanh độc đáo chỉ có ở Việt Nam.

Sự ra đời của làng rắn gắn liền với truyền thuyết chinh phục loài thủy quái mang hình tượng rắn khổng lồ của chàng trai họ Hoàng ở làng Lệ Mật.Chuyện kể rằng, vào đời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054), có một công chúa cưng của vua thường du thuyền trên dòng Thiên Đức (tức sông Đuống). Một ngày nọ, không may thuyền bị đắm, công chúa chết đuối. Vua ra lệnh, nếu ai vớt được ngọc thể công chúa thì sẽ phong chức tước và thưởng công rất trọng hậu. Tuy đã có rất nhiều tướng sĩ triều đình cùng thanh niên trai tráng các làng tham gia tìm kiếm, nhưng không ai tìm được.

Khách Tây thích thú với làng nuôi thần chết
Khách Tây thích thú với làng nuôi thần chết
Ngoài món nuốt sống tim rắn, du khách còn có thể rượu gạo pha mật rắn, màu đỏ là rượu tiết rắn. 

Nhờ lòng can đảm, biệt tài bơi lội, và giỏi nghề bắt rắn chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã kiên nhẫn kiếm tìm và dũng cảm chiến đấu với thuỷ quái giữa vùng nước xoáy, cuối cùng giành lại được ngọc thể của công chúa. Vua giữ lời hứa, phong cho chàng trai làm chức quan lớn trong cung và ban thưởng nhiều vàng bạc gấm vóc, nhưng chàng đã từ chối tất cả, chỉ xin vua cho phép đưa dân nghèo làng Lệ Mật và mấy làng lân cận sang khai khẩn vùng đất phía tây kinh thành Thăng Long làm trang trại.

Du khách tới Lệ Mật, trước khi thưởng thức bữa tiệc thịt rắn bảy món, họ được hướng dẫn tham quan khu trại nuôi rắn các loại, cả rắn độc lẫn không độc. Với rắn không độc, du khách được khuyến khích tự tay bắt chúng ra khỏi lồng nhốt để chụp ảnh kỷ niệm.

Sau đó, họ được đưa vào một phòng ăn trang trí theo kiểu truyền thống, chung quanh là vô số những hũ rượu ngâm đủ loại rắn. Món đầu tiên là nuốt sống… quả tim rắn. Sau ít phút nhân viên nhà hàng mang vào một bọc đựng những con rắn còn sống, tất nhiên đều là rắn không độc. Những con rắn lần lượt được lôi ra và lần lượt bị khứa bằng dao thật sắc vào đúng chỗ có quả tim để cho ai đủ can đảm thưởng thức món ăn này. Theo các nhà hàng ở đây thì nếu nuốt tim rắn bạn sẽ có một sức khỏe rất tốt. Với món ăn “kinh dị “ này, họ bảo chỉ được nuốt, chứ không được nhai bởi lẽ nếu nó bị nhai vỡ ra; khi đó độc tố sẽ đi thẳng lên óc, khiến người nhai nó có thể bị hôn mê trong một chút. Nhưng không sao.

Ngoài món nuốt sống tim rắn, du khách còn có thể rượu gạo pha mật rắn, màu đỏ là rượu tiết rắn. cùng với những món ăn từ rắn như: xúp rắn khai vị, rắn bằm (cả xương) xúc bánh đa, da rắn chiên giòn, rắn cuốn lá lốt nướng, chả giò (nem rán) rắn, rắn hầm xả, xôi đồ mỡ rắn. Và các món biến tấu khác như: cháo rắn, miến rắn, rắn xào lăn, rắn tẩm bột, rắn nhồi thịt, nộm rắn hoa chuối, gan rắn nướng ngũ vị, rắn hầm thuốc bắc, lẩu rắn, rắn hấp lá bưởi…

Nhiều du khách quốc tế đã chia sẻ sau khi đến Lệ Mật rằng: “Mặc dù với nhiều du khách đến Lệ Mât có thể “sốc” vì những con rắn, nhưng nếu bỏ qua bạn đã đánh mất một sự tận hưởng sự trải nghiệm hiếm có”.

Song An (Tổng hợp)