Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển”

Phạm Nguyễn

(Dân trí) - Khi thị trường nội địa đóng vai trò cứu cánh cho ngành du lịch, TPHCM đã phát huy khả năng vốn có và mạnh dạn liên kết với nhiều vùng, thu hút lượng khách “lưu thông hai chiều”.

 Phố Tây Bùi Viện nhộn nhịp về đêm

Xu hướng khách nội địa trong khoảng thời gian cuối tháng 8 đang tăng trở lại ngay khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Theo Sở Du lịch TPHCM, từ đầu năm 2020, doanh thu của ngành du lịch thành phố đạt khoảng 66.000 tỷ đồng, so với kế hoạch năm thì đạt khoảng 45%. Du lịch TPHCM phấn đấu đến cuối năm sẽ đạt 80.000 tỷ.

Từ đầu năm đến nay có khoảng 13 triệu lượt khách nội địa đã đến TPHCM, ngành du lịch phấn đấu đến cuối năm sẽ là 15 triệu lượt khách nội địa. Du khách quốc tế vẫn ảm đạm khi đứng ở con số 1,3 triệu lượt, giảm hơn 80% so với cùng kỳ.

Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển” - 1

Tần suất các chuyến bay chở khách du lịch nội địa thời gian qua vẫn duy trì con số ấn tượng

Thời điểm này, liên kết vùng chính là giải pháp trọng tâm để kích cầu du lịch nội địa, giúp ngành du lịch vượt qua đại dịch Covid-19. Việc mở rộng liên kết vùng của TPHCM hứa hẹn sẽ có nhiều kết quả khả quan về doanh thu, lượt khách.

Khi du lịch nội địa đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức sống cho ngành du lịch thì các điểm tham quan, vui chơi giải trí của TPHCM được quan tâm nhiều hơn.

Nói cách khác, TPHCM không còn là một “trạm trung chuyển” khách đi các tỉnh, và nơi đây có nhiều điều thú vị níu chân du khách ở lại dài ngày hơn.

Đại diện Sở Du lịch cũng cho hay, một số đơn vị lữ hành cũng thừa nhận chưa đánh giá đúng hết tiềm năng về du lịch nội địa thật sự. Chỉ từ sau dịch Covid-19, người làm du lịch mới có cái nhìn khác hơn và công bằng hơn với du lịch nội địa.

Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển” - 2
Một đoàn khách TPHCM đi tour đến Vĩnh Phúc
Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển” - 3
Một đoàn khách miền Bắc tham quan nhà thờ Đức Bà sau khi rời TP Phan Thiết

Nhà thờ Đức Bà, điểm đến không thể thiếu khi đến TPHCM

Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển” - 4
Một vòng phố đi bộ Nguyễn Huệ
Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển” - 5
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM chào đón một đoàn khách nội địa đến tham quan TPHCM trên con tàu ăn tối chạy dọc sông Sài Gòn
Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển” - 6

Du khách đi xe buýt 2 tầng, đeo tai phone nghe thuyết mình về điểm đến hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập)

Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển” - 7

Du khách hào hứng chụp ảnh khi đi ngang toà nhà UBND TPHCM

Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển” - 8
Ngang qua bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Hậu Covid-19, TPHCM không còn là “trạm trung chuyển” - 9
Tham gia tour điểm nhấn của TPHCM- “Theo dấu chân Biệt động”

 Bảo Tàng 3D Biệt động Sài Gòn

Theo số liệu thống kê, năm 2019, 8 tỉnh Tây Bắc có 35 triệu lượt khách, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu khoảng 53.000 tỷ đồng. Cộng với TPHCM trong năm 2019 với hơn 40 triệu lượt, trong đó có 8,6 triệu lượt khách quốc tế và 32,7 triệu lượt khách du lịch nội địa với doanh thu 140.000 tỷ đồng.

Nếu TPHCM và khu vực này liên kết lại thì chắc chắn con số sẽ tăng. Du lịch TPHCM dự kiến với 3 kịch bản thu hút khách nội địa khi du lịch TPHCM liên kết với các vùng trong năm 2021 là: tốt nhất 35 triệu lượt, 26 triệu lượt và tối thiểu là 15 triệu lượt. 

Theo đó, TPHCM sẽ phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức các hội nghị liên kết phát triển du lịch liên vùng với 21 tỉnh thành phía Bắc, miền Trung để đẩy mạnh lượng khách. 

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, các nội dung của kí kết giữa các tỉnh, thành sẽ tập trung vào 5 nội dung chính như: công tác quản lý nhà nước về du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

“Sau mỗi hội nghị ký kết giữa TPHCM và các tỉnh, thành, TPHCM sẽ cùng ngồi lại với nhau để xây dựng những xu hướng mới trong phát triển du lịch, thúc đẩy khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, đa dạng và đặc trưng của vùng Đông Bắc, Tây Bắc và các tỉnh, thành trọng điểm miền Trung, TPHCM. Các tỉnh, thành phố được kí kết cũng sẽ cùng xây dựng các sản phẩm tour tuyến  đặc trưng vùng miền để thu hút khách.

Đặc biệt sẽ góp phần phục hồi thị trường du lịch nội địa cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của cả vùng nói riêng, cả nước nói chung”, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa nhận định.