Ninh Bình:

Hàng nghìn người dự lễ hội “Tràng An kết nối di sản”

(Dân trí) - Lễ hội Tràng An 2018 là dịp để muôn dân trăm họ tưởng nhớ công lao của Đức thánh Quý Minh Đại Vương - “thượng đẳng thần” có công giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn. Lễ hội “Tràng An kết nối di sản” còn là nơi hội tụ của nhiều giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia và quốc tế.

Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến tham dự và đánh trống khai mạc lễ hội Tràng An năm 2018 với chủ đề Tràng An kết nối di sản. Đây là lễ hội truyền thống vùng danh thắng Tràng An nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Đức thánh Quý Minh Đại Vương - Một trong 3 vị tướng được phong thánh thời Vua Hùng.
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến tham dự và đánh trống khai mạc lễ hội Tràng An năm 2018 với chủ đề "Tràng An kết nối di sản". Đây là lễ hội truyền thống vùng danh thắng Tràng An nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Đức thánh Quý Minh Đại Vương - Một trong 3 vị tướng được phong thánh thời Vua Hùng.

Tham dự lễ hội năm nay có hàng nghìn người dân và du khách thập phương. Mọi người cùng nhau đổ về danh thắng Tràng An để tri ân công đức của Đức thánh Quý Minh Đại Vương - người có công lớn giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn. Bên cạnh đó cùng nhau cầu quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi.
Tham dự lễ hội năm nay có hàng nghìn người dân và du khách thập phương. Mọi người cùng nhau đổ về danh thắng Tràng An để tri ân công đức của Đức thánh Quý Minh Đại Vương - người có công lớn giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn. Bên cạnh đó cùng nhau cầu quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi.

Từ sáng sớm, bến thuyền Tràng An đã đông kín người dân cũng như du khách thập phương. Lễ hội Tràng An kết nối di sản diễn ra với hai phần lễ và hội. Tất cả các nghi thức lễ được diễn ra trên dòng sông Sào Khê - dòng sông di sản uốn mình quanh những dãy núi đá vôi hùng vĩ trong lòng Quần thể danh thắng Tràng An.
Từ sáng sớm, bến thuyền Tràng An đã đông kín người dân cũng như du khách thập phương. Lễ hội "Tràng An kết nối di sản" diễn ra với hai phần lễ và hội. Tất cả các nghi thức lễ được diễn ra trên dòng sông Sào Khê - dòng sông di sản uốn mình quanh những dãy núi đá vôi hùng vĩ trong lòng Quần thể danh thắng Tràng An.

Nghi lễ rước nước và rước kiệu rồng trên sông. Đây là nghi lễ truyền thống được phục dựng đúng theo lễ dân gian được người dân cố đô Hoa Lư lưu giữ. Nét độc đáo của nghi lễ rước nước cũng được thể hiện trang trọng trong lễ hội Hoa Lư hàng năm của người Tràng An (Ninh Bình).
Nghi lễ rước nước và rước kiệu rồng trên sông. Đây là nghi lễ truyền thống được phục dựng đúng theo lễ dân gian được người dân cố đô Hoa Lư lưu giữ. Nét độc đáo của nghi lễ rước nước cũng được thể hiện trang trọng trong lễ hội Hoa Lư hàng năm của người Tràng An (Ninh Bình).

Các đoàn rước đi thành đoàn trên những chiếc thuyền, đoàn đi dọc theo dòng sông Sào Khê rước nước vào đền Suối Tiên (đền thờ Đức thánh Quý Minh Đại Vương) và thực hiện các lễ tế tại đây.
Các đoàn rước đi thành đoàn trên những chiếc thuyền, đoàn đi dọc theo dòng sông Sào Khê rước nước vào đền Suối Tiên (đền thờ Đức thánh Quý Minh Đại Vương) và thực hiện các lễ tế tại đây.

Hàng nghìn người dự lễ hội “Tràng An kết nối di sản” - 6
Nghi thức lấy nước dưới dòng sông được thực hiện trang nghiêm, thành kính. Chủ tế đọc tế văn báo cáo trời đất, thần sông, thần núi... Một cây nêu được cắm sâu xuống đáy sông, xung quanh là một vòng tròng, sau khi tế văn song, nước sông sẽ được lấy ngay giữa vòng tròn đựng vào bình rồi đưa về đền dâng lễ.
Cử hành nghi lễ rước nước có chủ tế lễ và hai trinh nữ mặc áo dài trắng tinh, thể hiện lòng thành kính dâng lên đức thánh.
Cử hành nghi lễ rước nước có chủ tế lễ và hai trinh nữ mặc áo dài trắng tinh, thể hiện lòng thành kính dâng lên đức thánh.

Hai trinh nữ sẽ cùng khiêng bình nước thiêng đưa về đền Đức thánh Quý Minh Đại Vương để dâng lên thượng đẳng thần, tri ân công đức của ngài đã giữ gìn giang sơn, bảo vệ bờ cõi cho muôn dân được an lành.
Hai trinh nữ sẽ cùng khiêng bình nước thiêng đưa về đền Đức thánh Quý Minh Đại Vương để dâng lên "thượng đẳng thần", tri ân công đức của ngài đã giữ gìn giang sơn, bảo vệ bờ cõi cho muôn dân được an lành.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình dâng hương thành kính Đức thánh Quý Minh Đại Vương.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình dâng hương thành kính Đức thánh Quý Minh Đại Vương.

Tham dự lễ hội Tràng An năm nay có 1050 diễn viên chuyên và không chuyên. Ngoài tham dự các nghi lễ, những diễn viên này còn tham gia vào nhiều hoạt cảnh khác nhau tái hiện tập trận thủy chiến cờ lau thời Đinh Bộ Lĩnh.
Tham dự lễ hội Tràng An năm nay có 1050 diễn viên chuyên và không chuyên. Ngoài tham dự các nghi lễ, những diễn viên này còn tham gia vào nhiều hoạt cảnh khác nhau tái hiện tập trận thủy chiến cờ lau thời Đinh Bộ Lĩnh.

Nhiều đoàn nghệ thuật trong nước là các tỉnh có di sản văn hóa phi vật thể cũng được quy tụ về di sản Tràng An trong dịp lễ hội. Các đoàn nghệ thuật này được bố trí trình diễn tại các sân khấu dọc theo hai bên bờ sông Sào Khê để biểu diễn cho du khách thưởng thức các làn điệu dân ca, quan họ, hát chèo, hát xoan...
Nhiều đoàn nghệ thuật trong nước là các tỉnh có di sản văn hóa phi vật thể cũng được quy tụ về di sản Tràng An trong dịp lễ hội. Các đoàn nghệ thuật này được bố trí trình diễn tại các sân khấu dọc theo hai bên bờ sông Sào Khê để biểu diễn cho du khách thưởng thức các làn điệu dân ca, quan họ, hát chèo, hát xoan...

Cồng chiêng của đồng bào các dân tộc huyện Nho Quan (Ninh Bình) năm nay cũng được Ban tổ chức lễ hội quy tụ về biểu diễn tại lễ hội Tràng An, làm cho lễ hội đa sắc màu văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
Cồng chiêng của đồng bào các dân tộc huyện Nho Quan (Ninh Bình) năm nay cũng được Ban tổ chức lễ hội quy tụ về biểu diễn tại lễ hội Tràng An, làm cho lễ hội đa sắc màu văn hóa của các dân tộc Việt Nam.


Năm nay, lễ hội Tràng An kết nối di sản cũng có mặt của 10 đoàn nghệ thuật của các nước ASEAN như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Myanma... Các đoàn nghệ thuật này cũng được bố trí biểu diễn tại các sân khấu chính và các sân khấu dọc theo hai bên bờ sông di sản để du khách được thưởng thức những tiết mục văn hóa đặc sắc mang đậm nét văn hóa của các nước trên thế giới.

Năm nay, lễ hội "Tràng An kết nối di sản" cũng có mặt của 10 đoàn nghệ thuật của các nước ASEAN như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Myanma... Các đoàn nghệ thuật này cũng được bố trí biểu diễn tại các sân khấu chính và các sân khấu dọc theo hai bên bờ sông di sản để du khách được thưởng thức những tiết mục văn hóa đặc sắc mang đậm nét văn hóa của các nước trên thế giới.

Người dân chen chân xuống thuyền tham dự lễ hội Tràng An và tham quan danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới có 1 không 2 của Việt Nam.
Người dân chen chân xuống thuyền tham dự lễ hội Tràng An và tham quan danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới có "1 không 2" của Việt Nam.

Rộn ràng lễ hội Tràng An năm 2018, khắp các nơi trong vùng di sản tràn ngập người dân và du khách.
Rộn ràng lễ hội Tràng An năm 2018, khắp các nơi trong vùng di sản tràn ngập người dân và du khách.

Thái Bá

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm