Gần 500 cơ sở lưu trú du lịch chưa có kế hoạch hoạt động trở lại

(Dân trí) - Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-10 khiến lượng du khách cũng như doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa giảm sâu. Gần 500 cơ sở lưu trú du lịch chưa có kế hoạch hoạt động trở lại.

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (VH-TT&DL), dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động VH-TT&DL. Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch trên địa bàn Thanh Hóa đã dừng triển khai.

Gần 500 cơ sở lưu trú du lịch chưa có kế hoạch hoạt động trở lại - 1
Dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch; lượng khách du lịch giảm sâu, công suất sử dụng buồng phòng của các cơ sở lưu trú du lịch chỉ đạt từ 10-15%; tình trạng khách hủy tour, hủy dịch vụ đã đặt tại các công ty lữ hành trong tỉnh lên đến 95%.

Đặc biệt, dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch; lượng khách du lịch giảm sâu, công suất sử dụng buồng phòng của các cơ sở lưu trú du lịch chỉ đạt từ 10-15%; tình trạng khách hủy tour, hủy dịch vụ đã đặt tại các công ty lữ hành trong tỉnh lên đến 95%.

Tổng lượt khách trong quý I/2020 ước đạt 382.000 lượt (giảm 68,3% so với cùng kỳ năm 2019), đạt 3,4% kế hoạch năm 2020 (trong đó khách quốc tế ước đạt 11.670 lượt khách, giảm 71,4% so với cùng kỳ năm 2019); phục vụ ước đạt 411.300 ngày khách (giảm 69,6% so với cùng kỳ năm 2019), đạt 1,9% kế hoạch năm 2020.

Tổng thu du lịch ước đạt 415 tỷ đồng, giảm 57,8% so với cùng kỳ 2019, đạt 2% kế hoạch năm 2020.

Gần 500 cơ sở lưu trú du lịch chưa có kế hoạch hoạt động trở lại - 2
Thế mạnh của du lịch Thanh Hóa là biển với cao điểm là mùa hè, song năm nay kỳ nghỉ hè rút ngắn lại do điều chỉnh lịch học, vì vậy dự báo các chỉ tiêu du lịch của năm 2020 sẽ giảm sút đáng kể.

Thế mạnh của du lịch Thanh Hóa là biển với cao điểm là mùa hè, song năm nay kỳ nghỉ hè rút ngắn lại do điều chỉnh lịch học, vì vậy dự báo các chỉ tiêu du lịch của năm 2020 sẽ giảm sút đáng kể.

Cụ thể, tổng lượng khách ước đạt hơn 6,7 triệu lượt, đạt 60% kế hoạch năm 2020, giảm 30,4% so với năm 2019 (trong đó khách quốc tế 165.000 lượt khách, đạt 41,3% kế hoạch 2020, giảm 45,1% so với năm 2019); tổng thu du lịch ước 12.400 tỷ đồng, đạt 60,5% kế hoạch năm 2020, giảm 14,6% so với năm 2019.

Tại Thanh Hóa hiện có 925 cơ sở lưu trú du lịch với 41.300 phòng; 26 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành được cấp phép và hàng trăm nhà hàng kinh doanh ăn uống du lịch, vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã làm cho nhiều doanh nghiệp du lịch khó khăn, hoạt động ngưng trệ.

Gần 500 cơ sở lưu trú du lịch chưa có kế hoạch hoạt động trở lại - 3
Tổng thu du lịch quý I/2020 ước đạt 415 tỷ đồng, giảm 57,8% so với cùng kỳ 2019, đạt 2% kế hoạch năm 2020.

Trước tình hình trên, các doanh nghiệp lữ hành hoạt động cầm chừng, bố trí nhân viên ở nhà làm việc online, thực hiện cắt giảm nhân viên.

Đối với cơ sở lưu trú du lịch, lượng khách giảm sâu hơn 90%, nên nhiều khách sạn đã ngừng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; đồng thời thực hiện chính sách khuyến khích nhân viên tạm thời nghỉ không lương, nghỉ phép hoặc thay phiên nhau trực để giảm giờ làm.

Các khách sạn 2-5 sao cắt giảm 40-50% lao động so với năm 2019; các khách sạn, nhà nghỉ có quy mô nhỏ lẻ thì chỉ sử dụng lao động tại chỗ (người nhà phục vụ là chính).

Đặc biệt, gần 500 cơ sở lưu trú du lịch tại các khu du lịch biển vẫn chưa có kế hoạch hoạt động trở lại. Điều này sẽ là một trở ngại khi dịch bệnh được khống chế, các cơ sở này khó có thể hoạt động ngay do liên quan đến công tác tuyển dụng lao động, công tác marketing, công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác...

Gần 500 cơ sở lưu trú du lịch chưa có kế hoạch hoạt động trở lại - 4
Gần 500 cơ sở lưu trú du lịch tại các khu du lịch biển vẫn chưa có kế hoạch hoạt động trở lại.

Sở VH-TT&DL đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lựa chọn vận động 17 cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh với tổng quy mô gần 1.000 phòng (tương đương gần 2.000 giường), có địa điểm phù hợp và đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu, ưu đãi giảm giá từ 20-35% giá phòng và các dịch vụ khác sẵn sàng tham gia phục vụ công tác hỗ trợ người cách ly theo quy định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19.

Để thu hút khách du lịch, Sở VH-TT&DL đã phát động và vận động các đơn vị, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đăng ký tham gia các gói kích cầu du lịch với phương châm “tăng tối đa chất lượng sản phẩm, giảm tối đa giá thành sản phẩm”, đồng thời đảm bảo tiêu chí an toàn, hấp dẫn khách du lịch.

Nhiều doanh nghiệp đã đồng loạt thực hiện chương trình giảm giá. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên các chương trình kích cầu du lịch sẽ được tổ chức tuyên truyền và công bố ngay sau khi dịch bệnh được khống chế.

Gần 500 cơ sở lưu trú du lịch chưa có kế hoạch hoạt động trở lại - 5
Do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên các chương trình kích cầu du lịch sẽ được tổ chức tuyên truyền và công bố ngay sau khi dịch bệnh được khống chế.

Sở VHTT&DL đề nghị Chính phủ bố trí nguồn ngân sách để hỗ trợ các chương trình kích cầu chung của cả nước sau khi dịch bệnh được khống chế; tạm dừng thu các khoản phí và lệ phí đến tháng 12/2020 liên quan đến các thủ tục thẩm định/tái thẩm định cơ sở kinh doanh du lịch; cấp phép kinh doanh lữ hành, cấp/đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan có quy định cụ thể trong việc đánh giá thiệt hại, xác định đối tượng được hưởng các trợ cấp, hỗ trợ theo quy định để sớm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng.

Có chính sách hỗ trợ gói kích cầu du lịch; tăng cường ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá, tổ chức đón các đoàn vào khảo sát, tuyên truyền và chào bán sản phẩm du lịch; có chính sách khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp lữ hành đưa/gửi khách vào Thanh Hóa...

Duy Tuyên