Ga tàu điện ngầm Bình Nhưỡng - một trong những nhà ga sâu nhất thế giới

(Dân trí) - Triều Tiên có hệ thống ga tàu điện ngầm nằm dưới lòng đất ở độ sâu hơn 100m từ những năm 60 của thế kỷ trước. Đây cũng là một trong những nhà ga nằm ở độ sâu lớn nhất thế giới hiện nay.

Khám phá ga tàu điện ngầm Bình Nhưỡng - một trong những nhà ga sâu nhất thế giới

Hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng bắt đầu xâu dựng vào năm 1966 dưới thời nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành. Đây là một trong những nơi có hệ thống tàu điện ngầm sâu nhất thế giới với độ sâu tối đa 200m dưới lòng đất. Độ sâu trung bình tại đây vào khoang 100m, một số đoạn lên tới 150m. Ở độ sâu như vậy, nhiệt độ trung bình luôn đạt ngưỡng khoảng 18 độ C quanh năm.

Trạm tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng
Trạm tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng

Với độ sâu như vậy, các trạm ga tàu điện ngầm còn có chức năng như hầm trú bom hạt nhân phòng khi chiến tranh xảy ra. Tại vị trí trên và dưới của thang cuốn, các hành lang được bảo vệ bằng cửa thép dày chống thuốc nổ.

Các trạm tàu có hình vẽ về cuộc sống lao động sản xuất hay hình ảnh lãnh tụ của Triều Tiên
Các trạm tàu có hình vẽ về cuộc sống lao động sản xuất hay hình ảnh lãnh tụ của Triều Tiên

Là một trong những vị khách du lịch hiếm hoi có cơ hội tận mắt chứng kiến hệ thống tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng, Elliott Davies cho rằng, đây là hệ thống ngầm bí ẩn nhưng tuyệt đẹp. “Mỗi trạm tàu điện làm theo nhiều chủ đề độc đáo với mục đích chung phô diễn thành tựu của đất nước với du khách”, anh nói.

Hình của lãnh tụ Triều Tiên xuất hiện khắp nơi
Hình của lãnh tụ Triều Tiên xuất hiện khắp nơi
Ngoài chức năng giao thông, trạm tàu điện ngầm ở Triều Tiên còn sử dụng như hầm trú bom trong trường hợp cần kíp
Ngoài chức năng giao thông, trạm tàu điện ngầm ở Triều Tiên còn sử dụng như hầm trú bom trong trường hợp cần kíp

Hệ thống tàu điện ở Bình Nhưỡng dài khoảng 24 km với 17 trạm. Tuyến đầu tiên khai trương là tuyến Cheollima Line, mở cửa đón khách năm 1973. Tuyến thứ 2 có tên Hyeoksin Line , thông xe đúng dịp Quốc khánh Triều Tiên năm 1975.

Trạm ga tàu Arsenalna thuộc nhà ga Sviatoshynsko-Brovarska ở thủ đô Kiev
Trạm ga tàu Arsenalna thuộc nhà ga Sviatoshynsko-Brovarska ở thủ đô Kiev

Bên cạnh đó, trên thế giới cũng xuất hiện những trạm ga tàu điện ngầm được xây dựng ở độ sâu tương tự. Trạm ga tàu Arsenalna thuộc nhà ga Sviatoshynsko-Brovarska ở thủ đô Kiev nằm cách mặt đất chừng 105.5m. Để xuống phía dưới, du khách sẽ đi qua hai thang cuốn với hành trình mất tới 5 phút.

Sở dĩ buộc phải xây ở độ sâu khác thường bởi lối vào của nhà ga nằm trên thung lũng cao bên cạnh con sông Dnieper, nơi các nhánh hướng về phía phần còn lại của thành phố. Trạm tiếp giáp với Arsenalna, Dnipro, nằm ngay phía trên mặt đất gần bờ sông, trước khi tuyến tàu điện ngầm lặn xuống phía dưới.

Trạm ga Park Pobedy của hệ thống tàu điện ngầm Metro Moscow, có hệ thống thang cuốn dài nhất châu Âu
Trạm ga Park Pobedy của hệ thống tàu điện ngầm Metro Moscow, có hệ thống thang cuốn dài nhất châu Âu

Một trạm ga có độ sâu không kém là ga tàu Saint Petersburg. Đây cũng là nơi các trạm có độ sâu trung bình gần tương đương. Trạm sâu nhất là Admiralteyskaya, cách mặt đất chừng 86m. Nơi này cũng sở hữu cầu thang cuốn dài nhất thế giới, hơn 130m.

Trạm ga Park Pobedy của hệ thống tàu điện ngầm Metro Moscow nằm tại độ sâu 84m, cũng đứng trong các trạm có độ sâu ấn tượng. Giống như nhiều trạm tàu điện ngầm khác của Nga, Park Pobedy được trang hoàng cầu kỳ, ấn tượng.

Một số trạm tàu điện ngầm có độ sâu ấn tượng khác:

Trạm ga tàu Washington Park ở Portland, Oregon, Mỹ, nằm ở độ sâu 79m. Đây cũng là trạm chuyển tiếp có độ sâu nhất khu vực Bắc Mỹ.

Trạm Hampstead trên mạng lưới ngầm của thủ đô London, nằm ở độ sâu 58.5m dưới mặt đất. Đây cũng là trạm ngầm sâu nhất tại thủ đô London.

Trạm Náměstí Míru, của Prague Metro là trạm ngầm sâu nhất Cộng hòa Séc, nằm ở độ sâu 53m.

Việt Hà

Theo APt