Du khách hào hứng trong lễ hội rước "của quý" ở Nhật Bản

(Dân trí) - Đến hẹn lại lên, lễ hội độc đáo nhất thế giới - rước “của quý” ở Nhật Bản lại được tổ chức với quy mô rất lớn. Ngày hội năm nay thu hút tới hơn 20.000 người cùng tham dự đám rước độc đáo này.

Du khách hào hứng trong lễ rước "của quý" hoành tráng nhất Nhật Bản

Xứ sở hoa anh đào vốn nổi tiếng với nhiều lễ hội kỳ lạ độc đáo nhất thế giới. Shinto Kanamara Matsuri là một trong những ngày hội như thế. Được biết tới với tên gọi “Lễ hội rước của quý”, từ một ngày hội truyền thống với quy mô nhỏ, đến nay, Shinto Kanamara Matsuri trở thành điểm thu hút khách du lịch lớn trong suốt 40 năm qua.

Du khách hào hứng trong lễ hội rước "của quý" ở Nhật Bản - 1

Được tổ chức vào chủ nhật đầu tiên của tháng 4 hàng năm, thời gian gần đây, lễ hội còn thu hút đông đảo lượng khách nước ngoài tới tham gia đám rước. Hai bên đường tới đền Kanayama , người ta còn bày bán nhiều món đồ lưu niệm hình sinh thực khí nam cho tới những cây kẹo mút, kem hình “bộ phận nhạy cảm” của cả nam giới và nữ giới.

Du khách hào hứng trong lễ hội rước "của quý" ở Nhật Bản - 2

Truyền thuyết kể rằng, vào thời Edo (1603-1868), có một con quỷ răng nhọn sống trong bộ phận sinh dục của cô gái trẻ. Con quỷ còn cắn đứt phần “nhạy cảm” của người chồng trong đêm tân hôn. Người thợ rèn địa phương đã tới giải cứu đôi vợ chồng bằng cách chế ra “của quý” bằng thép để cô gái này đưa vào người. Con quỷ sau khi bị gẫy hết răng đã phải tự thoát khỏi cơ thể cô gái. Kể từ đó, mô hình này cũng trở thành linh vật của ngôi đền Kanayama.

Du khách hào hứng trong lễ hội rước "của quý" ở Nhật Bản - 3

Sau này, nhiều cô gái làng chơi còn tìm tới đền Kanayam để cầu xin không bị nhiễm các căn bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Và các cặp đôi hay vợ chồng hiếm muộn cũng tới đền để cầu xin sớm có con cái.

Du khách hào hứng trong lễ hội rước "của quý" ở Nhật Bản - 4

Qua nhiều thế kỷ gìn giữ, đến nay ngày hội Shinto Kanamara Matsuri đã trở thành điểm hút khách du lịch kể từ năm 1970. Mô hình “của quý” khổng lồ làm bằng gỗ được rước qua nhiều tuyến phố trước khi trở về ngôi đền Kanayama. Những món tiền thu được nhờ việc bán đồ lưu niệm sẽ dùng để hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu căn bệnh thế kỷ HIV.

Khách nước ngoài với những món kẹo mang hình “nhạy cảm”
Khách nước ngoài với những món kẹo mang hình “nhạy cảm”

Ngày hội năm nay thu hút tới hơn 20.000 du khách từ trong và ngoài Nhật Bản tới tham dự.

Hoàng Hà

Theo DM