Điểm mặt những "sát thủ khát máu" nhất rừng rậm Amazon

(Dân trí) - Amazon là khu rừng rậm nhiệt đới lớn và bí ấn nhất thế giới. Đây là ngôi nhà chung của hàng triệu loại công trùng, hàng trăm loài thú, bò sát, động vật lưỡng cư. Khu rừng nổi tiếng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều "sát thủ" máu lạnh đáng gờm.

Cá sấu đen Caiman

 

Dòng sông Amazon của Nam Mỹ được biết tới như là môi trường sống của nhiều loài vật hung tợn. Trong đó, không thể không kể tới "thủy quái" nguy hiểm bậc nhất: cá sấu đen Caiman.

 

Thủy quái nguy hiểm nhất sông Amazon: cá sấu đen Caiman

Thủy quái nguy hiểm nhất sông Amazon: cá sấu đen Caiman
 

 

Với chiều dài có thể lên tới 6m, hươu, nai đến cá piranha hung dữ đều là món mồi của chúng. Cá sấu đen Caiman có hộp sọ dày và nặng hơn so với cá sấu sông Nile. Năm 2010, Deise Nishimura, một nhà sinh vật biển bị loài "thủy quái" này tấn công. Dù may mắn thoát chết nhưng cô đã mất một chân khi chiến đấu với nó.

 

Cá hải tượng long Arapaima

 

Thủy quái nguy hiểm nhất sông Amazon: cá sấu đen Caiman

 

Cá hải tượng long là loài cá nước ngọt ăn thịt khổng lồ nguy hiểm nhất tại vùng sông nước khu vực Amazon. Nó còn được mệnh danh với tên gọi "vua ăn thịt". Loài "thủy quái" này có thể đạt tới chiều dài 2m, trọng lượng 100kg. Thức ăn chính của chúng là cá da trơn, tuy nhiên, có lúc chúng nhảy lên mặt nước để bắt mồi như rắn, chim. Lưỡi của Arapaima có cấu tạo những khía sắc cạnh để tấn công và xé mồi.

 

Rắn độc Coral

 

Thủy quái nguy hiểm nhất sông Amazon: cá sấu đen Caiman


 

Loại rắn được biết tới với tên gọi "rắn san hô đỏ", là "sát thủ tàng hình" trong rừng rậm. Chúng có khả năng ngụy trang tài tình dưới đám lá khô. Nếu bị tấn công, chúng sẽ cắn và phun nọc cực độc có thể khiến tê liệt thần kinh và cơ bắp.

 

Ếch phi tiêu vàng

 

Thủy quái nguy hiểm nhất sông Amazon: cá sấu đen Caiman

 

Màu vàng bắt mắt nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của loài ếch này. Chúng cũng sinh sống nhiều tại bờ biển Thái Bình Dương của Colombia. Nọc độc của ếch có thể giết chết 2 con voi đực châu Phi.

 

Nhện độc lang thang Brazil

 

Cái tên nhện độc lang thang xuất phát từ thói quen săn mồi của chúng. Những con nhện độc

 

Cái tên "nhện độc lang thang" xuất phát từ thói quen săn mồi của chúng. Những con nhện độc Brazil đi bộ trên mặt đất, tìm và tấn công mồi trực tiếp. Trong kỷ lục Guiness, chúng là loài nhện độc nhất thế giới. Nọc độc của chúng khiến nạn nhân tê liệt cơ quan hô hấp và dẫn đến ngạt thở.

 

Kiến đạn

 

Cái tên nhện độc lang thang xuất phát từ thói quen săn mồi của chúng. Những con nhện độc


 

Kiến đạn là loài kiến "khổng lồ" với chiều dài lên tới 25mm. Do chứa nọc độc nên những vết cắn của kiến đạn khiến nạn nhân có cảm giác như bị bắn. Nạn nhân sẽ bị buồn nôn và tê liệt tạm thời.

 

Muỗi rừng Amazon

 

Cái tên nhện độc lang thang xuất phát từ thói quen săn mồi của chúng. Những con nhện độc



Loài côn trùng nhỏ bé nhưng lại trở thành sát thủ nguy hiểm nhất trong rừng rậm Amazon. Với số lượng lên tới hàng trăm ngàn con, muỗi rừng Amazon mang theo nhiều loại virut gây bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết… Người ta cũng thống kê, trong 5 phút, số ca tử vong vì muỗi đốt nhiều hơn số nạn nhân chết vì cá mập tấn công trong 1 năm. Sát thủ này cũng gây ra 200 triệu ca nhập viện mỗi năm.

 

Việt Hà

Theo TheR