Đẹp mê hồn 15 "kỳ quan thế giới" bị lãng quên dưới lòng đất
(Dân trí) - Nhiếp ảnh gia Mark O'Neill có niềm đam mê kỳ lạ với thế giới ngầm. Đối với anh, mỗi lần mở cánh cửa một căn hầm vốn đã không biết đến ánh sáng trong nhiều năm lại là một niềm háo hức lớn lao.
Dưới đây là những thế giới bí ẩn bị vùi sâu dưới lòng đất vương quốc Anh, cùng những nguyên nhân của sự chôn vùi đã được nhiếp ảnh gia tiết lộ trong cuốn sách ảnh mới nhất của mình.
1. MEGATRON
Thế kỷ 19 đã có sự tăng trưởng nhanh chóng nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp tại Victoria Sheffield. Khi đó, sông Sheaf đã trở thành một tuyến đường thủy ô nhiễm, hôi thối, chỉ phù hợp cho hoạt động của các nhà máy. Yêu cầu ngày càng tăng đối với đất ở trung tâm thành phố đã khiến các tòa nhà mọc lên, che mất con sông này.
Vào đầu thế kỷ 20, hầu hết con sông đã bị chiếm dụng bởi hàng loạt các công trình đường hầm bên dưới lòng đất như nhà ga đường sắt Midland, nhà máy điện, lò rèn và chợ Victoria. Phần dưới ngay phía thượng nguồn của ngã ba sông Sheaf với sông Don là một trong những khu vực cuối cùng bị sử dụng, để lại một hang động khổng lồ bên dưới Castlefield như hiện nay.
2. ĐƯỜNG HẦM TORPANTAU
Giữ danh hiệu đường hầm đường sắt cao nhất Vương quốc Anh, đường hầm Torpantau, nằm ở độ cao 400m so với mực nước biển, cắt xuyên qua Thung lũng đá Taf Fechan và nằm trên Hồ chứa Talybont. Mặc dù tuyến đường sắt đã được dỡ bỏ ở phía đông của đường hầm, phần lớn tuyến còn lại vẫn sử dụng dành cho tàu chạy bằng hơi nước. Đường hầm rất an toàn để thám hiểm.
3. ĐƯỜNG HẦM MORLAIS
Sắt, than và thép của vùng Merthyr Tydfil được vận chuyển đến phần còn lại của xứ Wales và Vương quốc Anh bằng các tuyến đường sắt xuyên qua cảnh quan gồ ghề ở đầu các thung lũng. Nhiều tuyến vận chuyển hàng hóa nặng từ các khu vực khai thác đã giảm sau Thế chiến II, sau đó đóng cửa hẳn. Việc áp dụng ánh sáng rót qua một trong các trục tạo ra hiệu ứng bất thường khi phơi sáng lâu.
4. MONKTON FARLEIGH, WILTSHIRE
Wiltshire là một khu vực nổi tiếng với ngành công nghiệp khai thác đá. Chính phủ Anh đã sử dụng hàng loạt các mỏ khai thác để cất giữ khối lượng lớn đạn RAF trong Thế chiến 2 trước khi quân đội tiến đến biên giới nước Đức.
Nơi đây đã trở thành kho đạn dược trung tâm lớn nhất ở Anh. Có sáu lối vào riêng biệt trên bề mặt, kho có một đường hầm dài gần 2km được xây dựng để di chuyển đạn dược an toàn đến các tuyến đường sắt gần đó, sau đó theo bang chuyền chuyển về kho. Vào lúc cao điểm, nơi đây có thể xử lý tới 1.000 tấn vật liệu mỗi ngày.
5. ĐƯỜNG HẦM HOLY BROOK
Người ta tin rằng các tu sĩ của tu viện Reading Abbey đã đào một nhánh bên dòng chảy từ sông Kennet để cung cấp năng lượng cho hai nhà máy. Khi thị trấn mở rộng từ cuối thế kỷ 18, các phần của dòng nước đã được lấp đi để phục vụ cho các công trình xây dựng.
6. ĐƯỜNG HẦM GRAND SHAFT
Đường hầm này chứa đựng một lịch sử hấp dẫn. Trong các cuộc chiến tranh với Napoleon của Pháp, một ngọn đồi nhìn xuống thị trấn ven biển hiền hòa đã biến thành một tòa thành ghê gớm để bảo vệ cửa ngõ vào nước Anh. Hàng ngàn binh sĩ đồn trú trong doanh trại phía trên vách đá sẵn sang chống lại một cuộc tấn công.
Kỹ sư quân sự General Twiss đã đề xuất xây dựng một đường hầm dưới lòng đất. Công trình bắt đầu từ năm 1960 và kéo dài trong ba năm, nhưng ít khi được sử dụng đến. Nó đã nhanh chóng rơi vào lãng quên.
7. HẦM TRÚ ẨN Z-ROCKET DEEP SHELTER
Công trình này để phục vụ các phi hành đoàn pháo Z-Rocket tích hợp vào năm 1940-1941. Z-Rocket sẽ bắn hàng loạt tên lửa thẳng đứng vào máy bay địch khi chúng bay qua bờ biển nước Anh. Nằm ở độ sâu 20m dưới lòng đất, đây là nơi trú ẩn an toàn trong trường hợp bắn phá và các lối thoát sẽ đảm bảo các binh lính có thể dễ dàng thoát lên trên.
8. HẦM TRÚ ẨN KHÔNG KÍCH
Đường hầm này được đào vào năm 1941 là nơi trú ẩn không kích cấp độ sâu cho các phi hành đoàn pháo binh ven biển. Nơi đây được trang bị 3 súng hải quân tầm xa 24km. Hầm sử dụng dầm thép và thép tấm để lót tường. Công ty hầm số 172 là tác giả của công trình này. Công ty này khét tiến bởi những căn hầm đào bên dưới các phòng tuyến của Đức để tấn công, tiêu diệt và làm mất phương hướng của kẻ thù từ bên dưới.
9. HỒ CHỨA LONDON
Hồ chứa hình tròn khổng lồ này được Sir William Thomas Denison thiết kế vào giữa những năm 1800 mục đích cung cấp nước sạch cho địa phương và bệnh viện, với khối lượng đủ lớn để đáp ứng các yêu cầu của Đội cứu hỏa London.
Kết cầu gồm nhiều vòng vòm đồng tâm, hỗ trợ bởi các trụ gạch, không gian đáng kinh ngạc này tạo ra âm thanh dội lại vang hơn bất kỳ âm thanh nào. Ngay cả tiếng sột soạt của các lớp áo chạm vào nhau cũng có thể lặp lại trong một thời gian. Lối vào hồ chứa đã được lấp kín bằng bê tông, khiến nó khá khó tiếp cận.
10. HỒ CHỨA ALDERSHOT
Hồ chứa có mái che này được xây dựng vào năm 1914-1915 để cung cấp nước sạch cho thị trấn gần đó và doanh trại tại Alderhot trong Thế chiến thứ nhất. Bốn bể chứa lớn với dung tích khổng lồ đã được xây dựng tại đây và hoạt động cho đến khi chúng được thay thế bằng một hồ chứa hiện đại hơn vào những năm 1980. Cấu trúc vòm cũng mang lại tiếng vang dường như kéo dài vĩnh viễn.
11. CỐNG THOÁT NƯỚC LONDON
Cho đến những năm 1850, hệ thống thoát nước ở Luân Đôn chính là sông Thames hoặc bất kỳ nguồn nước nào có thể cuốn trôi rác thải. Những đống nước thải nằm dọc theo bờ sông trong nhiều thập kỷ bốc mùi nặng vào mùa hè .Sự gia tăng bệnh tật từ đó mà gây ra bao gồm cả dịch tả, khiến chính quyền địa phương phải hành động để chống lại số ca tử vong ngày càng tang.
Một đề xuất của kỹ sư Joseph Bazacheette đã được chấp nhận, trong đó London sẽ trang bị các đường ống kết nối thoát nước thải ở Đông London, sau đó xử lý và thải vào sông Thames, ở hạ lưu thành phố. Dự án hoạt động từ năm 1859-1875 và tạo ra một số kiến trúc tuyệt vời nhất trong thời đại Victoria.
12. HẦM TRÚ BOM MAGINOT LINE MORTAR
Kiến trúc này này cho thấy hoạt động bên trong của 2 boongke cối 135mm trên tuyến Maginot ở Pháp. Vì boongke không thể xuyên thủng từ bề mặt, việc tiếp cận nơi này bắt buộc phải thông qua lối vào chính và qua nhiều km đường hầm. Mạng lưới ngầm này cung cấp đạn dược và nhân sự, từ 30m dưới mặt đất đến các vị trí cố định bên trên.
13. CĂN CỨ KHÔNG LỰC ZELJAVA
Có tên là Objekat 505, căn cứ của Không quân Nam Tư tại Željava là một cơ sở trị giá 6 tỷ đô la được đặt ở ngọn núi Plješevica, đi qua biên giới giữa Croatia và Bosnia và Herzegovina. Được thiết kế để chống lại vụ nổ hạt nhân 20 kiloton, cơ sở này cung cấp nơi trú ẩn và bảo trì cho hai phi đội chiến đấu cơ và phi đội trinh sát sử dụng các biến thể của MiG-21.
Máy bay có thể ra khỏi khu vực chứa dưới lòng đất và chạy trực tiếp trên đường băng thông qua cửa nổ và cổng trượt 100 tấn. Căn cứ đủ trang thiết bị để có thể duy trì đội ngũ nhân viên, máy bay trong tối đa 30 ngày không cần tiếp tế. Phần ngầm của căn cứ không quân đã bị phá hủy phần lớn trong các cuộc chiến Nam Tư khi quân đội Krajina rút lui đã cho kích nổ 56 tấn chất nổ để ngăn chặn lực lượng đối lập sử dụng.
14. HẦM TRÁNH RADAR
Hầm trú ẩn này có từ Thế chiến thứ hai, cung cấp chỗ trú ẩn cho các phi hành đoàn thuộc loại hệ thống radar đầu tiên ở bờ biển phía nam nước Anh. Các máy đặt trên đỉnh đồi sẽ phát hiện máy bay đến, sau đó truyền thông tin cho phi hành đoàn trong các boongke gần đó. Hiện nay, boongke này là nơi trú ẩn của… cừu và bò của một trang trại gần đó.
15. CỐNG SÔNG LODDINGTON
Hữu Nguyên
Theo Dailymail