Choáng với những "chốn ăn chơi" của cựu hoàng Bảo Đại

(Dân trí) - Ngoài hoàng cung của vương triều Nguyễn tại Huế, cựu hoàng Bảo Đại còn sở hữu rất nhiều dinh thự trải khắp các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như Hải Phòng, Nha Trang, Đắk Lắk, Vũng Tàu, Sài Gòn, Đà Lạt, nhưng nổi nhất là các dinh thự tại Đà Lạt, Nha Trang và Đồ Sơn…

Dinh 3, Dinh 2 giữa Đà Lạt 

Dinh 2 là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng10.

Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xâydựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1 km thấp thoáng qua những tán lá thông.

Từ ngày chuyển Phủ Toàn Quyền về đây làm việc, Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật rất kiên cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho ông và giađình. Đường hầm này được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang chừng 1.5m và bề cao hơn 1m với nhiều ngóc ngách được đổ bê tông chắc chắn.

Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh 2 trở thành nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu. Năm 1964 khi tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền trong bối cảnh chính trịđầy bất trắc, Nguyễn Khánh đã chọn Dinh 2 làm Tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát và đã cho tu bổ xây dựng thêm các đường hầm bí mật trên tận sườn đồi theohướng Đông-Nam và Tây-Bắc phòng khi có đảo chính.

Dinh 3  được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Dinh được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Đà Lạt của KTS Hesbrard dành cho dinh toàn quyền. Ngọn đồi này có độ cao 1539m ở đường Triệu Việt Vương.

 

Choáng với những "chốn ăn chơi" của cựu hoàng Bảo Đại - 1

 

Dinh 3 được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng. Điểm đáng lưu ý ở đây là phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp, bố cục theo hình kỷ hà. Có một bồn hoa rộng phía trước dinh được chăm sóc chu đáo. Những con đường đi dạo nhỏ quanh dinh nằm ẩn mình dưới những tán lá thông, xen kẽ giữa các đám cỏ xanh.

 

Choáng với những "chốn ăn chơi" của cựu hoàng Bảo Đại - 2

Tương tự như dinh 2, dinh 3 cũng là một công trình đồ sộ với hệ thống mái bằng, các mảng – khối được bố cục cân đối nhưng không đối xứng một cách cứng nhắc. Phía trước sảnh chính cũng có mái hiên đưa ra che vị trí đậu xe. Tầng trệt là phòng khách, các phòng làm việc, văn phong của vua Bảo Đại, thư viện, các phòng giải trí và một phòng ăn lớn.

 

Choáng với những "chốn ăn chơi" của cựu hoàng Bảo Đại - 3

 

Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình gồm các phòng sinh hoạt, các phòng ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và hoàng tử. Từ phòng ngủ của vua Bảo Đại có một cửa ra sân thượng còn gọi là Vọng Nguyệt Lầu. Đứng ở đây có thể ngắm nhìn vườn hoa, đường đi dạo, đồi thông và cả thung lũng phía xa xa.

Biệt thự Bảo Đại trên đồi Vung

Biệt thự Bảo Đại trên đồi Vung, khu 2 Đồ Sơn.  Biệt thự được xây từ năm 1928 của Toàn quyền Đông Dương Pafquiere. Ngày 16- 6 -1949, Toàn quyền Đông Dương tặng cho vua Bảo Đại. Từ đó ngôi nhà này được gọi là biệt thự Bảo Đại. Ngay từ năm 1933, sau 1 năm lên cầm quyền, Bảo Đại đã đến đây. Mỗi lần ra kinh lý miền Bắc, Bảo Đại đều đến Đồ Sơn và nghỉ tại biệt thự này. Đứng ở đây có thể nhìn toàn cảnh bán đảo Đồ Sơn và thả tầm mắt theo biển mênh mông đến tận chân trời. Hơn nữa, khí hậu ở đây ôn hòa, nhất là vào mùa hè rất mát mẻ.

 

Choáng với những "chốn ăn chơi" của cựu hoàng Bảo Đại - 4

Biệt thự có phòng tiếp khách, phòng họp, phòng ngủ của Vua, Hoàng hậu, các Hoàng tử và Công chúa.Cho đến nay, biệt thự Bảo Đại tại đây đã  trở thành điểm tham quan lý tưởng, mỗi năm đón hàng trăm nghìn  lượt du khách.

Biệt thự này có diện tích nền rộng gần 1.000m2, nằm trong khuôn viên rộng 3.700m2 ở độ cao 36m so với mặt nước biển. Là dinh thự có vị trí đắc địa nhất khu nghỉ mát Đồ Sơn,

“Choáng” với cơ ngơi nơi biển Nha Trang

Nằm cuối đường Trần Phú, gối đầu trên núi Chụt (thuộc địa phận phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang), ngoài cái tên "Dinh Ông Thượng", "Biệt thự Cầu Đá", dân địa phương còn gọi "Dinh Bảo Đại" là "Lầu Bảo Đại" . Với không gian thoáng mát, yên tĩnh, thơ mộng, gió lộng suốt 4 mùa, những hàng dừa xanh mát, tiếng chim ríu rít trên những vòm cây, biển xanh, cát trắng...

 

Choáng với những "chốn ăn chơi" của cựu hoàng Bảo Đại - 5

 

Về "lý lịch" của khu biệt điện, một số tư liệu ghi rằng vào năm 1923, một nhà khoa học người Pháp gốc Đức là ông A.Crem đã chỉ huy thực hiện công trình biến đỉnh núi Cảnh Long thành quần thể gồm 5 căn biệt thự và 3 nhà công vụ để làm nơi ở, nghiên cứu cho các nhà khoa học Pháp đến làm việc tại Viện Hải dương học Đông Dương (nay là Viện Hải dương học Nha Trang) ở dưới chân núi.

Sau khi hoàn thành, 5 biệt thự được đặt theo tên các loài hoa nhiệt đới như Xương Rồng, Bông Sứ, Bông Giấy, Phượng Vĩ và Cây Bàng. Năm 1926, khi Thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Bảo Đại thì người Pháp đã chuyển giao 2 biệt thự Bông Sứ và Xương Rồng cho vị vua cuối cùng của triều Nguyễn cho để gọi là... hợp lý hợp tình. Sau năm 1954, biệt thự Bông Sứ được đổi tên thành Vọng Nguyệt, Xương Rồng "lột xác" thành Nghinh Phong và những tên gọi đó được giữ nguyên từ đó đến nay.

 

Choáng với những "chốn ăn chơi" của cựu hoàng Bảo Đại - 6

 

Vị trí được xây dựng cho khu biệt thự của vị cựu hoàng đế cuối cùng của Việt Nam được xem là vùng đất "Tứ thuỷ triều quy, tứ thú tụ" có nghĩa là bốn mặt đều có nước bao bọc và bốn ngọn núi tượng hình bốn con thú tụ hợp lại để giữ gìn ánh khí: Núi Cảnh Long - Thanh Long hý thuỷ (rồng xanh giỡn nước), hòn Sinh Trung - Bạch Tượng quyện hồ (Voi trắng cuốn hồ), hòn Trại Thuỷ - Ngọc bức hàm hoàn (dơi ngọc ngậm vòng), hòn Hoa Sơn - Kim Quy đới tháp (rùa vàng đội tháp).

Người xưa kể lại thời bấy giờ, mỗi khi  từ Nha Trang, mỗi khi đi Đà Lạt Vua Bảo Đại đích thân lái xe 4 bánh. Và khi đến biệt điện ở biển, ông vua cuối cùng triều Nguyễn thường lên con tàu dành cho quân vương có tên Hương Giang để đi câu.

Hữu Thắng (Tổng hợp)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm