Tháng 10, tháng 11 Tà Chì Nhù đẹp mê hồn nhờ những đồi cỏ tím bạt ngàn phủ kín các sườn đồi, đỉnh núi. Ảnh: Mạnh ChiếnKhông ai biết loại hoa này tên gì, có từ bao giờ. Chúng mọc dại trong điều kiện khí hậu tự nhiên trên cao. Vì thế, người Mông còn gọi hoa này là hoa Chi Pâu, bởi trong tiếng Mông, “chi pâu” nghĩa là “không biết” hoặc “không hiểu”.Hoa Chi Pâu có những nụ nhỏ, màu tím pha trắng đẹp mắt, thường nở rộ trong khoảng thời gian cuối thu, đầu đông. Hoa thường mọc thành dải, bạt ngàn phủ kín qua các triền đồi. Ảnh: Hai Le CaoNhững đồi hoa tím nối tiếp nhau đến tận chân trời tạo cho nơi đây khung cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ như chốn thần tiên. Ảnh: Hai Le CaoSắc tím của hoa Chi Pâu không đậm như oải hương mà pha trắng, mọc thành các chùm nhỏ li ti. Ảnh: Hai Le CaoĐây được xem là thời điểm lý tưởng để chinh phục Tà Chì Nhù và ngắm sắc tím lãng mạn của loài hoa dại này. Ảnh: Hai Le CaoCùng với sắc tím của hoa Chi Pâu, Tà Chì Nhù còn nổi tiếng là cung đường săn mây yêu thích của những người ưa khám phá, trải nghiệm. Ngay từ chân núi, màn sương mờ ảo đã bao phủ khắp nơi, những áng mây lững lờ trôi ngang người, cảm giác đưa tay là có thể chạm vào mây trời. Ảnh: Hai Le CaoCung đường từ Hà Nội lên đỉnh Tà Chì Nhù phải đi qua Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, rồi vào bản Xà Hồ. Từ trung tâm xã chỉ đi được xe thêm 6 - 7km nữa là bạn phải gửi xe rồi bắt đầu hành trình leo núi đầy thử thách. Ảnh: Hai Le CaoSo với đỉnh Fansipan thì Tà Chì Nhù thấp hơn nhưng đường lên đỉnh cao Yên Bái này khó khăn hơn gấp bội. Con đường mòn dẫn lên đến đỉnh gần như độc đạo, dựng đứng, đôi lúc như đi trên sống núi. Ảnh Hai Le CaoNhững ngày nắng đẹp đầu đông là thời gian thích hợp để bạn chinh phục Tà Chì Nhù. Vì nắng không quá gắt và gió không quá lạnh sẽ giúp bạn leo không mất sức, đồng thời thỏa sức ngắm những đồi hoa khoe sắc tím bạt ngàn. Ảnh: Mạnh Chiến