Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật

8 cung điện xa hoa bậc nhất Ấn Độ không chỉ là di sản lịch sử, mà nay đã trở thành những khách sạn siêu sang trọng.

1. Cung điện Umaid Bhawan, Jodhpur

Nằm ở vùng lân cận pháo đài Mehrangarh ở Jodhpur là Cung điện Umaid Bhawan. Cung điện nằm trên đỉnh núi cao nhất của thành phố Jodhpur, Chittar Hill, có 349 phòng và là nơi ở của hoàng gia Jodhpur trước đây. Cung điện được xây dựng từ giữa năm 1928 đến năm 1943, nằm trên mảnh đất diện tích 105m2. Kiến trúc của cung điện là sự kết hợp của phong cách Indo-Saracenic, Phục hưng cổ điển và Phong cách trang trí nghệ thuật phương Tây.

Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 1
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 2
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 3
 

2. Cung điện Rambagh, Jaipur

Cung điện Rambagh của Jaipur đã từng là nhà khách hoàng gia và nhà nghỉ săn bắn trước khi trở thành nơi ở của Maharaja Sawai Man Singh II và Maharani Gayatri Devi. Cung điện khổng lồ với diện tích gần 200m2 được coi là “Viên ngọc của Jaipur”. Với kiến trúc Indo-Saracenic ở mặt trước, cung điện Rambagh là ví dụ điển hình của di sản truyền thống Rajpur với đá cẩm thạch được chạm khắc bằng tay, lan can bằng đa sa thạch và khu vườn hoàng gia Mughal.

Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 4
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 5
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 6
 

3. Cung điện Udai Bilas, Dungarpur, Udaipur

Cung điện Udai Bilas được xây dựng vào thế kỷ 19 bởi Maharawal Udai Singhji II. Cung điện chia thành 3 khu - Raniwas, Udai Bilas và Krishna Prakash. Ngày nay, nó đã trở thành một khách sạn di sản của thành phố. Sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, nghệ thuật trang trí nội thất của thế kỷ 20, cột trụ điêu khắc, đường diềm bằng đá cẩm thạch và ban công trang trí công phu, tất cả đều ghi lại cái hồn của lịch sử Rajput.

Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 7
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 8
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 9
 

4. Cung điện Shiv Niwas, Udaipur

Cung điện hình lưỡi liềm được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, dưới triều đại của Maharana Fateh Singh (1884-1930), nay đã được cải tạo tỉ mỉ thành một khách sạn nghỉ dưỡng sang trọng. Cung điện được xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Rajput, có nội thất khảm ngà và xà cừ, khảm thủy tinh và bích họa. Trước khi được biến thành một khách sạn sang trọng, nó là nơi nghỉ ngơi dành riêng cho các chức sắc và khách của Nhà Mewar.

Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 10
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 11
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 12
 

5. Cung điện thành phố, Udaipur

Nép mình bên bờ hồ Pichola, Cung điện thành phố được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch và đá granit. Mặc dù bắt đầu được xây dựng vào năm 1559, cung điện vẫn tiếp tục được xây dựng lại trong 4 thế kỷ tiếp theo. Nhờ đó, thiết kế kiến trúc của cung điện là sự hòa trộn của các phong cách Mughal, Rajasthani và cả phong cách Châu Âu. Quần thể cung điện có 11 tòa nhà, tất cả đều bổ sung cho nhau một cách hài hòa, mặc dù được các nhà trị vì khác nhau xây dựng.

Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 13
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 14
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 15
 

Nội thất là một điểm nhấn đặc biệt của Cung điện với những bức tượng bằng sứ, những bức tranh khảm tinh sảo, và những hành lang lấp lánh gương và đá cẩm thạch.

6. Cung điện Samode, Jaipur

Ở phía bắc thành phố Jaipur, nép mình trong dãy núi Aravalli là Cung điện Samode ở ngoại ô làng Samode, Jaipur. Ban đầu, cung điện được xây dựng để làm pháo đài Rajput. Cung điện 475 năm tuổi được xây dựng bằng đá sa thạch và sự kết hợp của phong cách kiến trúc Mughal và Rajasthani. Hiện nay, đây là một khách sạn được cai trị bởi quý tộc Rawal Beralu, người từng giữ chức Bộ trưởng Rajasthan trong thế kỷ 19

Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 16
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 17
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 18
 

7. Cung điện Jehan Numa, Bhopal

Được xây dựng vào năm 1890, Cung điện Jehan Numa nằm trên sườn đồi Shamla, là sự kết hợp của kiến trúc thuộc địa Anh, Phục hưng Ý và kiến trúc Cổ điển Hy Lạp. Khách sạn hoàng gia này nhỏ nhưng vô cùng xa xỉ. Cung điện có một đài phun nước khảm tuyệt đẹp, những khu vườn vương giả và đường đua dành cho những chú ngựa hoàng gia. Những bụi hoa hồng phấn, những cây hoa giấy đỏ, những cây xoài, cây jamun rợp bóng mát và những cây cọ cao vút làm cho cung điện này trở thành ốc đảo hoàn hảo cho người tìm kiếm sự sang trọng.

Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 19
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 20
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 21
 

8. Cung điện Gogunda, Udaipur

Được xây dựng vào thế kỷ 16, khách sạn Cung điện Gogunda hùng vĩ đã từng là pháo đài lịch sử của Maharana Pratap. Khách sạn 10.000m2 tự hào có tầm nhìn tuyệt đẹp về phía dãy Aravalli và là một trải nghiệm vừa sang trọng vừa mang tính lịch sử. Kiến trúc Mewari thời trung cổ hiện diện trong mỗi tầng, những bức tranh tường, đồ gỗ và cấu trúc bên ngoài của cung điện khiến nó trở thành một thiên đường của những người yêu thích lịch sử.

Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 22
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 23
 
Choáng ngợp 8 khách sạn từng là cung điện xa hoa bậc nhất đất Phật - 24
 

Theo Quỳnh Hoa

Vietnamnet