Chiêm ngưỡng những công trình nhân tạo đẹp như tranh vẽ
(Dân trí) - Có những công trình khi nhìn vào chúng ta ngỡ như đó là các tuyệt phẩm của thiên nhiên, nhưng kỳ thực chúng là do bàn tay con người tạo nên với vẻ đẹp tựa như tranh vẽ.
Dưới đây là 16 công trình nhân tạo tiêu biểu do trang Distractify bình chọn. Từ những dòng sông, hồ hay thậm chí là những ruộng bậc thang, rạn san hô... tất cả đều đẹp như tranh vẽ:
Hồ chứa nước Zeya nằm trên sông Zeya, nước Nga, là kết quả của quá trình xây đập thủy điện Zeya Dam
Hồ Indigo, thuộc tiểu bang Ohio, Mỹ, ban đầu chỉ là một khu vực dành để câu cá, sau đó, được nâng cấp thành hồ
Hồ Piva tại Montenegro, quốc gia ít dân nhất ở Đông Âu, là hồ nước nhân tạo cao nhất thế giới
Rừng quốc gia Nebraska, Mỹ: Có nhiều ý kiến cho rằng đây là khu rừng nhân tạo lớn nhất thế giới, có diên tích 574 km2. Ban đầu chỉ là một số cây con được gieo trồng tại khu vực này đầu thế kỷ 20, rồi qua thời gian, chúng sinh sôi nảy nở và phát triển thành khu rừng rộng lớn.
Ruộng bậc thang Honghe Hani, Trung Quốc: có lịch sử 1.200 năm được công nhận là di sản thế giới vào năm 2013
Hồ Perucac: Đây cũng là kết quả của quá trình xây đập thủy điện trên dòng sông Drina tại Serbia.
Mạch nước phun Analavory, Mỹ: bốn mạch nước phun ở thị trấn Analavory, tại đảo quốc Madagascar trên Ấn Độ Dương, được hình thành do quá trình khai thác ngầm của một số mỏ khoáng chất aragonit.
Hồ Foy Bangladesh: Được xây dựng vào năm 1924 để cung cấp nước cho những lao động tham gia thực hiện một dự án đường sắt gần đó. Ngày nay, Hồ Foy được coi là một trong những cảnh đẹp của Công viên giải trí mang tên Hồ Foy
Con tàu tuần tra USCG Duane thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, đã chủ ý đánh đắm ngoài khơi vùng biển Key Largo năm 1987 để tạo ra một rạn san hô nhân tạo ở độ sâu 36 mét. Nơi này hiện thu hút sự "viếng thăm" thường xuyên của các đàn cá nhỏ và thợ lặn
Powell là hồ chứa nhân tạo lớn thứ hai tại Mỹ. Hồ có chiều dài 300 km. Powell là một địa danh du lịch độc đáo và đẹp nhất ở Tây Nam nước Mỹ với 96 vực thẳm để thám hiểm
Ruộng bậc thang Longsheng, Trung Quốc, với lịch sử 650 năm còn được mệnh danh là xương sống của rồng của vì hình dạng của ruộng bậc thang được xây dựng với những kỹ thuật khéo léo từ bờ sông lên đến đỉnh núi, hướng lên bầu trời tựa như những con rồng đang bay.
Mạch nước ngầm Fly Geyser nằm cách Gerlach, hạt Washoe, Nevada khoảng 32 km về phía Bắc là một điểm du lịch ít được biết tới, thậm chí vẫn còn lạ lẫm với chính người dân tiểu bang Nevada, Mỹ. Đây không phải là hiện tượng tự nhiên mà vô tình được tạo nên vào năm 1916 trong khi người ta khoan một cái giếng.
Hồ chứa nước Zeya nằm trên sông Zeya, nước Nga, là kết quả của quá trình xây đập thủy điện Zeya Dam
Trải dài từ Ai Cập đến Sudan, Hồ Nasser là một trong những công trình nhân tạo về nước lớn nhất thế giới. Nó được tạo ra từ việc xây đập Aswan giữa những năm 1900.
Hẻm núi Providence, tiểu bang Georgia của Mỹ, là kết quả của việc canh tác không hợp lý trong thế kỷ 19 của người dân địa phương, dẫn đến xói mòn đất và tạo ra hẻm núi này.
Hồ Las Vegas, Mỹ, cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp trong trẻo và thơ mộng của nó, đẹp như một bức tranh
Ruộng bậc thang Banaue, Philippines: Được biết đến với tên gọi “Kỳ quan thứ 8 của thế giới” với lịch sử gần 2.000 năm
Hồ Indigo, thuộc tiểu bang Ohio, Mỹ, ban đầu chỉ là một khu vực dành để câu cá, sau đó, được nâng cấp thành hồ
Hồ Piva tại Montenegro, quốc gia ít dân nhất ở Đông Âu, là hồ nước nhân tạo cao nhất thế giới
Rừng quốc gia Nebraska, Mỹ: Có nhiều ý kiến cho rằng đây là khu rừng nhân tạo lớn nhất thế giới, có diên tích 574 km2. Ban đầu chỉ là một số cây con được gieo trồng tại khu vực này đầu thế kỷ 20, rồi qua thời gian, chúng sinh sôi nảy nở và phát triển thành khu rừng rộng lớn.
Ruộng bậc thang Honghe Hani, Trung Quốc: có lịch sử 1.200 năm được công nhận là di sản thế giới vào năm 2013
Hồ Perucac: Đây cũng là kết quả của quá trình xây đập thủy điện trên dòng sông Drina tại Serbia.
Mạch nước phun Analavory, Mỹ: bốn mạch nước phun ở thị trấn Analavory, tại đảo quốc Madagascar trên Ấn Độ Dương, được hình thành do quá trình khai thác ngầm của một số mỏ khoáng chất aragonit.
Hồ Foy Bangladesh: Được xây dựng vào năm 1924 để cung cấp nước cho những lao động tham gia thực hiện một dự án đường sắt gần đó. Ngày nay, Hồ Foy được coi là một trong những cảnh đẹp của Công viên giải trí mang tên Hồ Foy
Con tàu tuần tra USCG Duane thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, đã chủ ý đánh đắm ngoài khơi vùng biển Key Largo năm 1987 để tạo ra một rạn san hô nhân tạo ở độ sâu 36 mét. Nơi này hiện thu hút sự "viếng thăm" thường xuyên của các đàn cá nhỏ và thợ lặn
Diệu Anh
Theo Distractify
Theo Distractify