Chiêm ngưỡng Khu di tích lịch sử Truông Bồn hôm nay
(Dân trí) - Truông Bồn không chỉ là ký ức. Lòng người dân xứ Nghệ và bà con trong cả nước mong muốn khu Di tích Văn hóa - Lịch sử Truông Bồn được xây dựng bền đẹp, hoành tráng, xứng đáng với sự hy sinh vô giá của các anh hùng liệt sĩ nay trở thành hiện thực.
Trong thời kỳ chiến tranh, tọa độ lửa Truông Bồn là nơi giặc Mỹ bắn phá ác liệt nhất. Bởi, sau khi thất bại ở chiến trường miền Nam, thì năm 1964, giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Chúng huy động toàn bộ sức mạnh của không lực ngày đêm đánh phá các tuyến đường, cầu cống, kho tàng hòng cắt đứt nguồn chi viện của ta từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam.
Và tọa độ lửa này dài hơn 5km, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A và cũng là điểm thắt cổ chai hiểm yếu nhất của đường 7, đường 15A, đường 34 - huyết mạch giao thông của miền Bắc chi viện cho miền Nam nhằm tránh “túi bom” của giặc Mỹ ở phà Bến Thủy. Giặc Mỹ đã không bỏ sót một cung đường nào, huy động các loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất, kể cả B52 đêm ngày giội bom, đạn. Gần 30.000 tấn bom, đạn các loại giội xuống huyện Đô Lương, thì phần lớn Truông Bồn phải hứng chịu, từ điểm nút đầu truông (dốc U Bò) đến điểm nút cuối truông (dốc Kỳ Lợn) cách nhau khoảng 5km, hầu như bị băm nát.
Dọc tuyến đường huyết mạch, các đơn vị công binh D30, phòng không H22, đại đội TNXP 317, dân quân Mỹ Sơn và Nhân Sơn đã đào hàng trăm chiếc hầm trú ẩn cá nhân hình chữ A và hàng nghìn mét giao thông hào.
Ở các đoạn khe suối, sườn dốc, TNXP, dân quân san lấp, ngụy trang thành nơi giấu hàng, giấu xe tránh máy bay địch. Tại các điểm cao, các đài quan sát đêm ngày bám, phát hiện máy bay địch. Các đơn vị pháo 37mm, 12,7mm, 57mm của bộ đội các trung đoàn 222, 232 và dân quân án ngữ, giăng lưới lửa đánh trả máy bay địch, yểm trợ cho các đơn vị làm nhiệm vụ thông đường, giữ vững huyết mạch giao thông.
Ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Nghệ An cho biết: “Việc tôn tạo, xây dựng Khu di tích Truông Bồn phải mang nét riêng, dấu ấn riêng về ý chí kiên gan của đất và người trên một tọa độ lửa đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện nay Khu di tích đã xong và đạt được các yêu cầu về yếu tố lịch sử, văn hóa, du lịch và yếu tố tâm linh…”.
Hãy cùng Dân trí chiêm ngưỡng Khu di tích lịch sử Truông Bồn hôm nay:
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã được hồi sinh ngay trên “Tọa độ chết” năm xưa. Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn hôm nay, biểu tượng lịch sử của TNXP Nghệ An, nơi hội tụ linh hồn của 1.240 cán bộ, chiến sĩ của quân và dân ta đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh để bảo vệ huyết mạch giao thông Truông Bồn - làm nên một Truông Bồn Huyền thoại trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ 20.
Các chị, các anh đã hiến trọn tuổi xuân của mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập - tự do, thống nhất Tổ quốc. Cuộc đời và sự nghiệp của các chị, các anh mãi mãi là tấm gương sáng để các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.
Truông Bồn đã trở thành địa danh Huyền thoại trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ 20, bởi Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là “Tuyến đường độc đạo”, nơi kết nối các huyết mạch giao thông từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
Khu mộ - nhà che mộ 13 anh hùng liệt sĩ TNXP 110m2, nhà tưởng niệm 1.240 anh hùng liệt sĩ 290m2.
Trong đó, 1.500 cán bộ, chiến sĩ của 9 Đại đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An vẫn ngày đêm bám trụ và chiến đấu ngoan cường với tinh thần và quyết tâm sắt đá: “Vì miền Nam ruột thịt”; “Đường chưa thông không tiếc máu xương”; “Sống bám cầu, bám đường - Chết kiên cường dũng cảm”; “Tất cả cho tiền tuyến”; “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Nằm trên tuyến đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30 chạy qua địa phận xã Mỹ sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An - Truông Bồn đã trở thành địa danh Huyền thoại trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ 20, bởi Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là “Tuyến đường độc đạo”.
Trong tiếng Nghệ “Truông” là danh từ để chỉ một đoạn đèo dốc chạy giữa hai vách núi hiểm trở.
Hàng trăm cây xanh lớn trước, quanh khu vực nhà điều hành và toàn bộ khu di tích. Khu vực nhà điều hành của khu di tích.Khu di tích lịch sử Truông Bồn được xây dựng, bảo tồn, tôn tạo trên diện tích 217.327m2, gồm 21 hạng mục chính.
Khu vực sân rộng lớn.
Khu vực nhà chòi dừng chân và tham quan...
Khu vực tháp ở khu vực hồ điều hoà.Hồ điều hoà rộng lớn, đẹp, tạo nên nét riêng ở khu di tích Truông Bồn hôm nay.
Chiến thắng Truông Bồn là đỉnh cao của cuộc chiến tranh nhân dân, là nơi thể hiện sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Giờ đây, thế hệ đi sau luôn nguyện noi gương các anh chị đi trước... để giữ vững quê hương, tổ quốc.
Từ trong tháp chuông, nhìn ra khu vực hồ điều hoà nước.
Khu vực hồ điều hoa cho cả khu di tích.Tháp chuông, nhà trưng bày truyền thống 942m2, sân nhà trưng bày truyền thống 6.428m2, hồ điều hòa cảnh quan - môi trường 10.588m2, sân lễ hội (khu vực quảng trường) 11.300m2, Khu đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ 5.500m2, 4 chòi nghỉ chân, trụ biểu ghi tên di tích...
Không gian cây cối, đường đi trong khuôn viên khu di tích tạo lối đi riêng, thoải mái cho du khách đến tham quan.Hai bức tượng điêu khắc ghi lại hoạt động trên tuyến đường 15A. Và đặc biệt trong đó là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của 13 chiến sĩ được mệnh danh là “Tiểu đội thép” “Tiểu đội cảm tử” thuộc Đại đội TNXP 317 ngày 31/10/1968.
Không gian rộng lớn ở khu tích Truông Bồn hôm nay.
Khu tưởng niệm, ghi công các TNXP, các liệt sĩ đã ngã xuống.
Tháp chuông và chiếc chuông đồng hàng chục tấn tại khu di tích Truông Bồn.
Truông Bồn hôm nay và mai sau, mãi vang vọng những lời ru của đất mẹ như là lời ru của cả dân tộc để linh hồn các chị, các anh được yên giấc ngàn thu. Nơi đây ngày ngày luôn ngát thơm hương hoa của du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng, tri ân các chị, các anh, những người anh hùng đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”!