Chiếc đồng hồ ở Bưu điện Hà Nội “chạy” thế nào?

(Dân trí) - Đã gần 40 năm nay, chiếc đồng hồ trên nóc toà nhà Bưu điện Hà Nội hoạt động miệt mài không ngừng nghỉ. Để vận hành được cỗ máy thời gian khổng lồ này là một hệ thống điều khiển khá phức tạp bên trong.

Năm 1976, sau khi toà nhà bưu điện Hà Nội được xây dựng xong thì đây chính là nơi cao nhất và được chọn để đặt chiếc đồng hồ 4 mặt. Đến năm 1978, những tiếng chuông của đồng hồ đã chính thức vang lên, người dân Hà Nội có thể dựa vào đó mà sớm tối đi về.

Chiếc đồng hồ được đặt trên nóc toà nhà Bưu điện Hà Nội gồm có 4 mặt giống hệt nhau, mỗi mặt rộng 4,5m vuông. Mặt 1 được quy định hướng về phía Hồ Gươm, mặt 2 hướng về UBND thành phố, mặt 3 hướng về phía sông Hồng và mặt 4 hướng về phía Hàng Bài.

Tuy tháp đồng hồ đặt ở trên cao nhưng phòng điều khiển lại ở tầng 1và để vận hành được nó phải có một tổ kỹ thuật đặt dưới trụ sở VNPT Hà Nội, trực 24/24. Phía trong phòng điều khiển là hệ thống đồng hồ "mẹ" chỉ huy 4 đồng hồ khổng lồ trên đỉnh cao nhằm đảo bao duy trì chính xác.

Bên trong căn phòng điều khiển chứa “đồng hồ mẹ” rộng khoảng 30m2.

Bên trong căn phòng điều khiển chứa “đồng hồ mẹ” rộng khoảng 30m2.

Chiếc đồng hồ mẹ sẽ có nhiệm vụ điều khiển chính đưa ra tín hiệu dao động điều khiển chiếc đồng hồ ở trên tháp chạy được ổn định. Ngoài ra, phòng điều khiển còn có hệ thống tăng âm có chức năng khuếch đại âm thanh nhận từ bộ phận phát chuông, sau đó phát lên loa phóng thanh. Bên cạnh tủ tăng âm là tủ công chế, điều chỉnh giờ, điều chỉnh chuông nhạc. Bởi nhiệt độ có ảnh hưởng tới độ chính xác của chiếc đồng hồ nên mức nhiệt trong phòng luôn phải duy trì khoảng 26 độ C, độ ẩm 60%.

Hiện nay, chiếc đồng hồ này được sự quản lý trực tiếp của VNPT Hà Nội tại 75 phố Đinh Tiên Hoàng. Dù đã hoạt động được gần 40 năm và trải qua nhiều lần sửa chữa nhưng chiếc đồng hồ trên nóc tòa nhà Bưu điện Hà Nội vẫn hoạt động miệt mài không ngừng nghỉ.

Dưới đây là những hình ảnh bên trong chiếc đồng hồ tại Bưu điện Hà Nội.

Bên cạnh chiếc đồng hồ mẹ còn có 6 chiếc đồng hồ con gồm 6 đường đi cấp tín hiệu ra bên ngoài.

Bên cạnh chiếc đồng hồ mẹ còn có 6 chiếc đồng hồ con gồm 6 đường đi cấp tín hiệu ra bên ngoài.

Quan sát từ đây, người ta còn có thể nhận biết được đồng hồ nào chạy nhanh, đồng hồ nào chạy chậm.

Quan sát từ đây, người ta còn có thể nhận biết được đồng hồ nào chạy nhanh, đồng hồ nào chạy chậm.

Hệ thống tủ biến áp nhận tín hiệu, bao gồm máy ghi âm và băng từ.

Hệ thống tủ biến áp nhận tín hiệu, bao gồm máy ghi âm và băng từ.

Chiếc tháp của đồng hồ được đặt trên tầng 5 của tòa nhà bưu điện Hà Nội với diện tích khoảng 15m2.

Chiếc tháp của đồng hồ được đặt trên tầng 5 của tòa nhà bưu điện Hà Nội với diện tích khoảng 15m2.

Chiếc tháp của đồng hồ được đặt trên tầng 5 của tòa nhà bưu điện Hà Nội với diện tích khoảng 15m2.

 Bên trong tháp có 4 đồng hồ nhỏ nhận chỉ thị từ đồng hồ mẹ để điều chỉnh 4 mặt đồng hồ tương ứng phía bên ngoài.

Chiếc tháp của đồng hồ được đặt trên tầng 5 của tòa nhà bưu điện Hà Nội với diện tích khoảng 15m2.

 Hệ thống cầu thang được lắp đặt vững chắc cùng hơn 100 chiếc đèn để phục vụ cho việc chiếu sáng vào ban đêm.

Các cần đối trọng tương ứng với 4 chiếc đồng hồ nhằm hỗ trợ chiếc mô tơ làm việc.

Các cần đối trọng tương ứng với 4 chiếc đồng hồ nhằm hỗ trợ chiếc mô tơ làm việc.

Các cần đối trọng tương ứng với 4 chiếc đồng hồ nhằm hỗ trợ chiếc mô tơ làm việc.

Âm thanh điểm giờ là 16 chiếc loa được lắp đặt ở 4 mặt công suất lớn để điểm chuông và nhạc vào thời gian nhất định.

Từ trên chiếc đồng hồ có thể quan sát toàn cảnh Hồ Gươm

Từ trên chiếc đồng hồ có thể quan sát toàn cảnh Hồ Gươm

Bài &ảnh Nhữ Trang