Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam

Phi Hùng

(Dân trí) - Trước sự chứng kiến của nhiều người, đúng 12 giờ đêm bên trong miếu Trò ai nấy đều "nín thở" để xem đôi trai gái "làm chuyện ấy" dưới tiếng hô của chủ lễ.

Hàng năm, lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "lễ hội Trò Trám" được tổ chức vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 

Trong miếu thờ linh vật (dân gian gọi là Nõ - Nường, sinh thực khí nam nữ) của tín ngưỡng phồn thực. Linh vật được thờ tại ngôi miếu Trò cất giữ cẩn thận trên khám thờ và chỉ lấy ra một lần duy nhất vào đêm 11 tháng Giêng hàng năm và chỉ cụ từ và đôi nam nữ được chọn mới được phép sờ tay vào linh vật.

Điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm nhiều nhất đó là phần Trò Trám và Lễ Mật.

Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 1
Hình ảnh về miếu Trò - nơi đôi trai gái "làm chuyện ấy" trong lễ hội Linh tinh tình phộc.
Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 2
Giờ đây ngôi miếu đã được tu tạo lại khá khang trang.
Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 3
Lễ hội Linh tinh tình phộc diễn ra vào lúc nửa đêm (tức đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng âm lịch).
Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 4
Cụ Nguyễn Thành Ngữ nhiều năm nay coi miếu và làm chủ lễ khi diễn ra lễ hội.

Đúng 12 giờ đêm, chuẩn bị đến thời khắc làm lễ Mật, người dân bắt đầu tiến dần vào miếu để mong muốn sẽ tận mắt cảnh "tình phộc" trong lễ Mật. Vào lúc này, chủ lễ làm lễ tế, bắt đầu là tung đồng tiền xu để xin thần thánh. Đây cũng là lúc linh vật được lấy ra từ nơi cất giấu linh thiêng trong ngôi miếu.

Người dân nơi đây quan niệm, khi các thần linh chứng giám thì lúc đó linh vật mới thiêng và chiếc hộp lấy ra vào thời điểm giao thời được cho là giờ lành, là thời điểm giao hòa giữa trời và đất.

Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 5
Bên trong ngôi miếu.
Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 6

Đêm diễn ra lễ Mật, khi chủ tế yêu cầu tắt đèn, hô lên cũng là lúc hai linh vật giao kết và ước vọng cho mùa màng bội thu. Xong xuôi mọi người đạp chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết "lễ Mật" đã thành công trong tiếng vỗ tay của dân làng.

Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 7

Nơi cất giữ linh vật trong ngôi miếu

Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 8
Chỉ đêm diễn ra lễ Mật linh vật mới được lấy ra.
Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 9
Hàng ngày, cụ Ngữ thường xuyên qua đây dọn dẹp.
Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 10
Trên ban thờ có đặt bó lúa to, thể hiện mong muốn mùa màng ấm no
Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị ở Việt Nam - 11
Được biết, năm 2017, lễ hội trò trám chính thức được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Khi chủ lễ cất tiếng gọi đôi nam nữ được chọn thực hiện nghi thức "tình phộc" ra làm lễ. Lúc này cũng là lúc đèn được tắt đi, cụ chủ lễ lấy lễ vật ra và trao cho hai người được chọn, một nam và một nữ cầm hai linh vật và chuẩn bị thực hiện nghi thức.

Trong bóng đêm, tiếng cụ chủ lễ vang lên "Linh tinh tình phộc" - đó là tín hiệu cho một lần "tình phộc". Lúc này, ở ngoài đình, người dân và khách thập phương ai cũng vui mừng.

Theo quan niệm, đôi nam nữ "phộc" dương vật - âm vật bằng gỗ vào nhau 3 lần. Nếu cả 3 lần đều trúng, năm đó cả làng may mắn, làm ăn phát đạt.

"Sau đó chủ lễ hô to "tháo khoán", lúc này các đôi trai gái được tự do mọi chuyện, thỏa sức làm các chuyện ấy nếu muốn. Tuy nhiên, ngày nay, tục tháo khoán không còn, các đôi trai gái không đi tìm nơi tâm sự mà họ trải chiếu trước miếu, cùng nhau thụ lộc, tâm tình", - cụ Ngữ nói.

Cũng theo cụ Ngữ, do năm ngoái ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên chỉ diễn ra phần Lễ Mật bên trong miếu.

"Năm 2021, có thể cũng chỉ làm phần Lễ Mật, bởi dịch bệnh không được tập trung đông người, đêm diễn ra chỉ có chủ từ và đôi nam nữ thực hiện nghi lễ", - cụ Ngữ thông tin thêm.

Lễ hội "Linh tinh tình phộc" là lễ hội độc đáo "có một không hai" được người dân nơi đây trân trọng, gìn giữ, nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực, phản ánh nét văn hóa đặc trưng của dân cư nông nghiệp.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm