Bộ tộc nguyên thủy sống bằng nghề săn cá sấu hàng chục ngàn năm
(Dân trí) - Giữa thế giới hiện đại vẫn tồn tại những tộc người nguyên thủy sống trong những cánh rừng rậm rạp. Phía Bắc Australia, một bộ tộc đã tồn tại gần 60.000 năm như thế với nghề nguy hiểm nhất thế giới: săn cá sấu đầm lầy.
Trong những khu rừng rậm vùng Arnhem Land thuộc phía Bắc Australia là nơi sinh sống của bộ tộc Yolngu. Trên tổng diện tích khoảng 97.000m2, dân số người Yolngu vào khoảng 16.000 người. Họ là những người bản địa đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ châu Úc trong khoảng 40.000 tới 60.000 năm trước. Theo tài liệu ghi lại, kể từ khi người châu Âu đầu tiên đặt chân tới châu Úc vào thế kỷ thứ 18, các bộ tộc tại đây xảy ra những cuộc chinh chiến, thảm sát. Cho đến ngày nay, đa số những người thổ dân sống trong cảnh nghèo đói, lạc hậu.
Roy Gaykamangu, thợ săn người Yolngu có kinh nghiệm hàng chục năm săn cá sấu.
Các thợ săn dùng súng khi cần thiết và bắt cá sấu bằng tay.
Trải qua hàng chục ngàn năm nhưng phương thức sống của bộ tộc người Yolngu gần như không đổi. Họ vẫn sống như người nguyên thủy với hình thức săn bắt và hái lượm. Trong đó, một trong những nghề chính của họ là săn bắt cá sấu. Đây là công việc của những người đàn ông trong bộ tộc. Ngoài súng là phương tiện thời hiện đại, người Yolngu bắt cá sấu bằng cả những phương pháp truyền thống. Chủ yếu họ săn bắt cá sấu nước ngọt. Tuy kích thước chúng không khổng lồ nhưng rất hung dữ và nhanh nhạy. Thịt cá sấu là nguồn thực phẩm chính nuôi sống bao đời thế hệ người Yolngu.
Trong khi đó, Marcus Gaykamangu, một thợ săn khác đã tóm gọn con cá sấu cỡ nhỏ.
Những người thợ săn tiến hành xẻ thịt cá sau buổi săn bắt.
Johnny, cậu bé 3 tuổi người Yolngu cũng đi cùng buổi săn, không tỏ ra sợ hãi trước "sát thủ đầm lầy".
Một thợ săn khác kiếm được con mồi thằn lằn cỡ nhỏ.
Họ nướng luôn chiến lợi phẩm sau buổi săn bắt.
Thợ săn cá sấu luôn đối diện với nhiều nguy hiểm rình rập. Một thợ săn có tên Bruce Gaykamangu "khoe" chiến tích vết sẹo dài trên ngực khi chiến đấu với cá sấu.
Việt Hà
Tổng hợp