Bộ chiêng "độc" ở Ninh Bình đại gia trả tiền tỷ không mua được

“Bộ chiêng có 7 chiếc của làng được làm bằng đồng nguyên chất, với niên đại hàng trăm năm, đã từng có nhiều đại gia trả hàng tỷ đồng nhưng chúng tôi cũng không dám bán đâu, vì muốn giữ lại bản sắc, văn hóa của làng đấy”.

Ông Đinh Văn Mộc (58 tuổi) – Bí thư Chi bộ bản Sau, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, Ninh Bình chia sẻ với phóng viên Dân Việt như vậy khi giới thiệu về bản sắc văn hóa dân tộc Mường của mình.

 

Bộ chiêng độc ở Ninh Bình đại gia trả tiền tỷ không mua được
Bộ chiêng có 7 chiếc, trong đó, gồm có thứ tự được phân cấp từ chiêng cả, chiêng 2… cuối cùng là Xỉ Lỷ (một chiêng nhỏ, cuối cùng)



Ông Mộc cho biết: “Hồi còn nhỏ, tôi đã được nghe ông, bà kể về bộ chiêng cổ này. Đến năm 1974, khi đất nước còn chiến tranh chống giặc ngoại xâm, cuộc sống của đồng bào nơi đây gặp khó khăn, phải lo mưu sinh, nhưng bà con vẫn cố giữ lấy bộ chiêng để chờ sau này khá lên cho con, cháu làm lễ hội, nhớ ơn tổ tiên”.

 

“Từ năm 2010 đến nay, lễ hội làng được tổ chúc thường niên vào ngày 10 và 11 tháng 11 âm lịch, và nghi thức không thể thiếu được là đánh chiêng gọi tổ tiên về chung vui với làng” - ông Mộc nói.

 

Cũng theo ông Mộc, mấy năm gần đây, có một số đại gia ở Hà Nội và Hòa Bình đến làng chơi hội, có đặt vấn đề muốn bỏ tiền tỷ ra mua lại bộ chiêng mang về làm kỷ niệm nhưng dân làng không ai đồng tình, muốn giữ lại tiếp nối thế hệ trước giữ gìn và phát triển nét đẹp bản sắc văn hóa của quê hương.

 

Theo bà Đinh Thị Hoa – Bí thư đảng ủy xã Kỳ Phú, để gìn giữ và phát huy nét độc đáo trong phong tục, tập quán cũng như bộ chiêng cổ của người Mường tại xã, trong thời gian tới xã sẽ đề nghị lên tỉnh, xin kinh phí để xây dựng bảo tàng lịch sử để bản tồn, truyền lại cho thể hệ mai sau.
 
Trong ảnh: Bộ cồng, chiêng được sử dụng trong lễ hội rước kiệu của làng vào tháng 11.2014
Trong ảnh: Bộ cồng, chiêng được sử dụng trong lễ hội rước kiệu của làng vào tháng 11.2014

Trong ảnh: Bộ cồng, chiêng được sử dụng trong lễ hội rước kiệu của làng vào tháng 11.2014


Trong ảnh: Bộ cồng, chiêng được sử dụng trong lễ hội rước kiệu của làng vào tháng 11.2014
Nghi thức độc đáo không thể thiếu được trong buổi làm lễ, cũng như xuyên suốt buổi rước kiệu đó là đánh chiêng cổ (chiêng đánh theo tuần tự từ to đến nhỏ và khi chiêng nhỏ cuối cùng (Xỉ Lỷ) đánh chốt thì chiêng cả mới được đánh tiếp bắt đầu nhịp mới

Trong ảnh: Bộ cồng, chiêng được sử dụng trong lễ hội rước kiệu của làng vào tháng 11.2014
Khi đến các điểm làm lễ cúng, chiêng cả dùng làm vật để thày làng lấy âm dương (một nghi thức đặc biệt trong lễ hội người Mường ở Ninh Bình).

Trong ảnh: Bộ cồng, chiêng được sử dụng trong lễ hội rước kiệu của làng vào tháng 11.2014
Khi lễ rước kệu kết thúc, toàn bộ thành viên trong ban tổ chức về nhà thầy làng để làm lễ cúng, bộ chiêng cũng thế, được treo theo thứ tự từ lớn tới bé tương xứng từ của nhà phụ vào trong tường và được đánh liên tục cho đến khi buổi cúng kết thúc.

Trong ảnh: Bộ cồng, chiêng được sử dụng trong lễ hội rước kiệu của làng vào tháng 11.2014
Kết thúc lễ, cúng, dân làng bắt đầu phá cỗ. Trong lúc ăn, các thành viên của các mâm đi mời lần lượt các mâm khác, muốn về mâm phải đánh chiêng để báo hiệu, và cho đến thành viên cuối cùng, khi đó toàn bộ mọi người phải tự động rời khỏi mâm về, nếu không đi sẽ bị thầy làng phạt vạ rất nặng.
 
Theo Đăng Quang
Dân Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm