Bí ẩn "tảng đá biết đi" ở thung lũng Chết, nơi khắc nghiệt nhất trái đất

(Dân trí) - Ở “thung lũng Chết” Death Valley (Mỹ) hầu như quanh năm không có một giọt mưa, nhiệt độ nóng kỷ lục là 56,7°C. Điều khó lý giải nhất ở đây là sự di chuyển tự do đầy bí ẩn của hàng trăm hòn đá.

Bí ẩn "tảng đá biết đi" ở thung lũng Chết, nơi khắc nghiệt nhất Trái Đất

Giải mà cái tên "thung lũng chết"

Mang cái tên bi thương nhưng “thung lũng Chết” Death Valley (Mỹ) nhiều năm nay vẫn thu hút được sự chú ý của khách du lịch và những người hiếu kỳ trên khắp thế giới.

Tọa lạc gần biên giới bang California và Nevada, "thung lũng chết" nằm ở nơi thấp nhất, khô nhất và nóng nhất Bắc Mỹ. Thung lũng này trải dài trên 136,2km và có diện tích đạt 7.800km2. Đây cũng là điểm sâu nhất Bắc Mỹ, nằm ở độ sâu 86m dưới mực nước biển.

Bí ẩn tảng đá biết đi ở thung lũng Chết, nơi khắc nghiệt nhất trái đất  - 1

Cái tên "thung lũng chết" được sử dụng cách đây 150 năm. Chuyện ghi lại là: Mùa đông năm 1849, một nhóm đi tìm vàng đi ngang qua thung lũng này. Do không chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt ở đây nên chẳng bao lâu sau, nhiều người chỉ còn là những đống xương trắng bị chôn vùi trong biển cát mênh mông. Một số ít người sau khi vượt ra được nơi này đã reo lên rằng “tạm biệt thung lũng chết” và cái tên "thung lũng chết" ra đời từ đó.

"Thung lũng Chết" là một phần của Công viên quốc gia cùng tên thuộc Khu dự trữ sinh quyển sa mạc Mojave và Colorado. Nó sở hữu nhiều đặc tính cơ bản của những khu vực nằm dưới mực nước biển.

Bí ẩn tảng đá biết đi ở thung lũng Chết, nơi khắc nghiệt nhất trái đất  - 2
Được bao quanh bởi những dãy núi cao, bề mặt bằng phẳng nên nhiệt độ bị mặt trời nung nóng khó có thể bị hấp thụ hoặc thoát khỏi thung lũng. Khí nóng bốc lên ngay lập tức bị áp suất không khí nén xuống, khiến cho không khí bên trong thung lũng nóng và ngột ngạt hơn. Quá trình này diễn ra liên tiếp khiến không khi nóng lưu thông khắp "thung lũng Chết".
Ở Death Valley, hầu như quanh năm không có một giọt mưa và có tới 6 tuần trong năm nhiệt độ lên tới trên 40 độ C, nhiệt độ nóng kỷ lục là 56,7°C. Mùa Hè năm 2001, trong 154 ngày liên tục, nhiệt độ ở Thung lũng Chết luôn trên 38 độ C. Nhiệt độ cao nhất đo được ở "thung lũng Chết" là 56,7 độ C vào ngày 10/7/1913.
Bí ẩn tảng đá biết đi ở thung lũng Chết, nơi khắc nghiệt nhất trái đất  - 3
Mỗi khi có mưa xuống, những nơi nóng rực sẽ có những lớp bùn đỏ trôi ra trông như núi lửa phun trào. Vì thế, nơi đây còn có tên gọi là “miệng núi lửa chết”.
Bí ẩn những tảng đá biết...đi
Điều khó lý giải nhất ở "thung lũng Chết" đó là sự di chuyển tự do đầy bí ẩn của hàng trăm hòn đá và để lại những "con đường mòn" trên mặt hồ cạn Racetrack Player (còn được gọi là Racetrack Playa). 
Mặc dù có nhiều giả thuyết về cách thức các hòn đá có thể tự dịch chuyển như thế nào, chẳng hạn như lốc xoáy kéo theo bụi, các trận cuồng phong, những mảng tảo trơn trượt hay các phiến băng dày, ... nhưng không có giả thuyết nào trong số này từng được xác thực hay ai đó từng chứng kiến những hòn đá này thực sự "đi" như thế nào trước đây.
Bí ẩn tảng đá biết đi ở thung lũng Chết, nơi khắc nghiệt nhất trái đất  - 4

Trong cuộc họp thường niên của Liên đoàn Địa vật lý Mỹ, nhà cổ sinh vật học Paul Olsen ở Đại học Columbia và cộng sự đã công bố: họ đã phát hiện bằng chứng những hòn đá tự di chuyển cách đây hàng triệu năm. 

Nhóm nghiên cứu của Olsen tìm thấy đường rãnh do hòn đá tự di chuyển để lại ở hóa thạch dấu chân khủng long còn nguyên vẹn, có niên đại 200 triệu năm. Họ quan sát thấy vệt dài giữa các dấu chân của loài vật tiền sử. Bằng chứng này phù hợp với giả thuyết về thời kỳ đóng băng ngắn ở đầu kỷ Jura, những hòn đá dịch chuyển do băng hình thành sau khi toàn bộ khu vực ngập nước. Chúng trượt dọc mặt băng lúc băng tan chảy, tạo ra rãnh bùn khô dần và cứng lại theo thời gian. 

Bí ẩn tảng đá biết đi ở thung lũng Chết, nơi khắc nghiệt nhất trái đất  - 5

Ảnh: Cat Connor

Sau này, nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện hải dương học Scripps thuộc Đại học San Diego đã có lời giải đáp được cho là thỏa đáng nhất từ trước đến nay cho hiện tượng đá biết đi.

Từ mùa đông năm 2011, nhóm đã đặt một trạm khí tượng nhằm đo đạc sức gió trong khoảng thời gian mỗi giây 1 lần. Đồng thời, nhóm mang tới đây 15 hòn đá có trang bị hệ thống định vị GPS để phục vụ công tác nghiên cứu.
Bí ẩn tảng đá biết đi ở thung lũng Chết, nơi khắc nghiệt nhất trái đất  - 6
Vì các hòn đá tự nhiên hiếm khi dịch chuyển, có thể cứ 10 năm một lần, nên nhóm nghiên cứu đã chuẩn bị tinh thần sẽ phải chờ đợi rất lâu. Dẫu vậy, họ đã may mắn khi tới thăm vùng lòng hồ Racetrack Playa vào tháng 12/2013 và phát hiện nơi này được bao phủ trong nước, sâu tới 7cm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng chuyển động của các tảng đá đòi hỏi một sự phối hợp hoàn hảo của nhiều yếu tố khác nhau.
 
Trước tiên, vùng lòng hồ phải ngập nước, đủ sâu để hình thành băng đá nổi trong mùa đông, nhưng vẫn đủ nông để các hòn đá không bị che chắn. Khi nhiệt độ ban đêm giảm xuống, hồ đóng băng thành các phiến băng đá mỏng như kính cửa sổ, vừa đủ độ dày để chịu lực, vừa đủ mỏng để dịch chuyển tự do.
 

Cuối cùng, khi mặt trời ló rạng, băng tan và nứt vỡ thành các mảng trôi nổi. Những mảng băng này được gió nhẹ thổi trôi đi khắp vùng bồn địa sa mạc, đẩy các hòn đá tiến lên trước chúng.

Chuyển động trên khá nhẹ nhàng và không cần phải dùng nhiều lực: Mỗi tấm băng chỉ dày từ 3-5mm, được di chuyển bởi cơn gió có tốc độ 3-5m/s và đẩy những hòn đá đi với tốc độ vài inch mỗi giây. Với tốc độ này, gần như con người không thể nhìn thấy được.
Bí ẩn tảng đá biết đi ở thung lũng Chết, nơi khắc nghiệt nhất trái đất  - 7

Ảnh: Alla Gill 

Tất nhiên, vẫn có nhiều người không hề tin vào những lí giải trên. Những giả thuyết đầy tính liêu trai về bí ẩn đá tự đi vẫn được truyền tai nhau phổ biến và càng khiến cho vùng đất này trở nên huyền bí, thu hút du khách.
T.V
Tổng hợp