Xuất khẩu lao động là gì, vì sao cần đi xuất khẩu lao động?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Hiện nay rất nhiều người còn chưa biết xuất khẩu lao động (XKLĐ) là gì? Vì sao cần đi XKLĐ.

Xuất khẩu lao động là gì, vì sao cần đi xuất khẩu lao động? - 1

Hiểu đơn giản XKLĐ là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.

Việc XKLĐ là góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người, tăng nguồn thu nhập và nhiều lợi ích khác cho cuộc sống. Vì thế rất nhiều bạn trẻ cũng như người dân lựa chọn con đường xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng đời sống.

Các căn cứ pháp lý cho hoạt động XKLĐ:

- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài năm 2006;

- Luật Lao động năm 2019;

- Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;

- Thông tư 21/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;

- Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;

- Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Có tất cả 4 hình thức đi XKLĐ:

- Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài;

- Thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

- Người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân.

Thời điểm này, thị trường xuất khẩu lao động đang phục hồi nhanh chóng sau 2 năm "đóng băng" do ảnh hưởng dịch COVID-19. Nhìn chung các thị trường quen thuộc với Việt Nam như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản có chính sách di trú để được cấp quyền thường trú rất khó. 

Xuất khẩu lao động là gì, vì sao cần đi xuất khẩu lao động? - 2

Ví dụ người lao động phổ thông theo diện XKLĐ đang làm việc tại Hàn Quốc với visa E9 đáp ứng đầy đủ những điều kiện ngành nghề phù hợp với visa E7 thì đều có thể chuyển đổi sang visa này được. Visa E7 là visa lao động có tay nghề, chuyên môn cao. 

Xin chuyển sang được visa E7, người lao động được hưởng nhiều quyền lợi như được phép bảo lãnh người thân sang và cơ hội được chuyển sang visa F2 định cư lâu dài. Có visa F2 thì sau 3 năm người lao động mới có cơ hội nhận visa F5 để được ở lại Hàn Quốc vĩnh viễn.

Mà chỉ riêng điều kiện để được cấp visa E9 cũng không phải dễ:

- Nam/nữ từ 18-39 tuổi;

- Tốt nghiệp THCS, THPT, Trung cấp hoặc Cao đẳng tùy thuộc vào tính chất từng công việc và yêu cầu của các công ty;

- Thi đỗ được chứng chỉ EPS;

- Không có người thân trong hộ khẩu sống bất hợp pháp tại Hàn;

- Không có tiền án tiền sự;

- Không thuộc vùng miền bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hay cấm xuất cảnh Việt Nam.

Thời hạn visa E9 là 4 năm 10 tháng và được phép ở tối đa 9 năm 8 tháng(trước đây là 14 năm 6 tháng). Đối với những người lao động hạn được 9 năm 8 tháng và vượt qua được kì thi tiếng Hàn thì sẽ được tái nhập cảnh với diện người lao động trung thành tại Hàn Quốc.

Điều kiện chuyển sang visa E7 gồm:

- Tuổi dưới 35 tuổi;

- Thu nhập tối thiểu từ 2.100.000 won với ngành nông nghiệp và 2.300.000 đối với ngành công nghiệp;

- Kinh nghiệm làm việc từ 4 năm trở lên;

- Tiếng Hàn từ TOPIK 3 trở lên;

- Không phạm pháp trong quá trình làm việc tại Hàn Quốc.

Như vậy có thể thấy những ai muốn định cư vĩnh viễn ở các nước tiên tiến như Hàn Quốc thì cũng phải trải qua một quá trình lâu dài và rất khó để được ở lại vĩnh viễn.

Hiểu được trăn trở đó, chị Jessica Loan Trần - CEO công ty TCLVN & IIMC với hơn 15 năm kinh nghiệm làm di trú đã tìm hiểu kỹ các chính sách di trú của các nước phương Tây nhằm giúp người Việt Nam có thể định cư vĩnh viễn.

Xuất khẩu lao động là gì, vì sao cần đi xuất khẩu lao động? - 3

Một trong các số nước đó có thể kể đến là Canada, Úc và Hoa Kỳ. Đây là một trong những nước có nền kinh tế, khoa học, y tế, giáo dục hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó các chính sách di trú cũng rõ ràng, minh bạch.

Nếu như chính sách di trú Canada, Úc chú trọng vào đưa người lao động tay nghề cao được định cư vĩnh viễn (PR) tại Canada hay Úc. Thì với Hoa Kỳ từ lâu hệ thống di trú định cư của nước này nổi tiếng với các diện bảo lãnh gia đình. Ví dụ anh chị em bảo lãnh (diện F4), vợ chồng bảo lãnh (F2A, CR1, IR1)....

Tại sao visa EB3 lại được quan tâm nhiều như vậy. Đây là visa định cư vĩnh viễn, các đương đơn được cấp visa sẽ nhận được thẻ xanh vĩnh viễn 10 năm khi nhập cảnh tới Mỹ. Sau 5 năm sinh sống và làm việc sẽ được thi quốc tịch để nhập quốc tịch Mỹ.

Có nhiều người nhầm lẫn visa EB3 là XKLĐ. EB3 là visa định cư vĩnh viễn do doanh nghiệp Mỹ bảo lãnh. Do đó đừng nhầm lẫn tai hại hay đánh tráo khái niệm.

Xuất khẩu lao động là gì, vì sao cần đi xuất khẩu lao động? - 4

Bên cạnh đó Hoa Kỳ cũng có visa làm việc ngắn hạn tạm thời là visa H2A-H2B trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó những ai nếu muốn làm việc tạm thời tại Mỹ có thể xin visa H2 (đây mới là diện visa lao động của XKLĐ).

Con đường từ visa H2 lấy thẻ xanh định cư Mỹ là không thể. Các lao động khi hết hạn visa H2 phải trở về nước mà không thể chuyển diện lấy thẻ xanh tại Mỹ.

Do đó những ai mà không có thân nhân tại Mỹ mà muốn có ý muốn định cư vĩnh viễn tại Mỹ thì nên tham khảo diện EB3. Đây là diện định cư nhận thẻ xanh vĩnh viễn 10 năm của Mỹ mà không cần có thân nhân bảo lãnh.