Vùi mình dưới bùn, kiếm chưa đầy 50 nghìn mỗi ngày

"Cái nghề này đi từ mờ sáng, đến nơi ngồi xuống ngâm dưới lớp bùn đen, rồi dùng cái rổ cào xuống phía dưới lớp bùn, tìm bắt con dắt"...

Vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), danh thắng quốc gia có diện tích mặt nước khoảng 13.000ha, chạy vòng từ xã Xuân Phương qua phường Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Đài...

Hằng ngày, người dân quanh vùng đến bãi bồi Phú Vĩnh (phường Xuân Đài) vịnh mưu sinh đủ thứ nghề: cào dắt, cạy hàu, mò sò, bắt ốc đá, vớt cá mú giống…

Bà Nguyễn Thị Nhung (70 tuổi), ở xóm Sỏi, xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu), ngồi cào dắt dưới con lạch chảy ra vịnh Xuân Đài, cho hay: "Cái nghề này đi từ mờ sáng, đến nơi ngồi xuống “vùi” dưới lớp bùn đen, rồi dùng cái rổ bắt lớp cào xuống phía dưới lớp bùn, moi lên đất đá tìm bắt con dắt. Một ngày tôi cong lưng cào bắt không quá 3 kg, thương lái mua 20.000 đồng/kg".

Bà Nguyễn Thị Nhung (70 tuổi), ở xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu), than vãn: Ngày nào cũng ráng đi cào kiếm tiền, chân tay tê cứng. Tối qua tôi bị cảm lạnh đi mua liều thuốc về uống, sáng nay đi cào tiếp. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Bà Nguyễn Thị Nhung (70 tuổi), ở xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu), than vãn: "Ngày nào cũng ráng đi cào kiếm tiền, chân tay tê cứng. Tối qua tôi bị cảm lạnh đi mua liều thuốc về uống, sáng nay đi cào tiếp". Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Khi con nước lớn từ vịnh Xuân Đài tràn vào ngập phả bãi bồi, con hàu bắt đầu “rạy” (hình thành), con nhỏ bằng hạt sạn, đầu đũa, sau đó lớn dần bám dày trên bờ đá. Thời gian sau nước rút, dùng rựa trành (rựa cùn) dạt bỏ bao mang ra bãi bồi rồi ngồi cạy hàu. Vỏ hàu cứng như đá nên nghề cạy vỏ hàu “trầy da tróc vảy”.

Chị Nguyễn Thị Liên (55 tuổi), cũng ở xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu),đang cào dắt, chia sẻ: Nghề này ngâm dưới bùn cả ngày về đến nhà tay chân rã rời. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Chị Nguyễn Thị Liên (55 tuổi), cũng ở xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu),đang cào dắt, chia sẻ: Nghề này ngâm dưới bùn cả ngày về đến nhà tay chân rã rời. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Đàn ông “sức dài, vai rộng” thì dùng cây sào gắn cái rổ xúc tìm con dắt. Hôm nào xúc trúng mánh thì được khoảng 5 kg. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Đàn ông “sức dài, vai rộng” thì dùng cây sào gắn cái rổ xúc tìm con dắt. Hôm nào xúc trúng mánh thì được khoảng 5 kg. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Bắt hàu bám ở bờ đá. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Bắt hàu bám ở bờ đá. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Dùng cái khều môi (cây sắt uốn cong, đầu nhọn) cạy tách vỏ hàu lấy thịt đem bán. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Dùng cái khều môi (cây sắt uốn cong, đầu nhọn) cạy tách vỏ hàu lấy thịt đem bán. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Nghề mò sò, mùa nắng nước trong nhìn xuống thấy “mánh” (những lỗ nhỏ sò chui rúc dưới bùn). Còn hiện nay là mùa mưa nước đục, nhìn xuống dưới đáy “tối tăm mù mịt” nên bà con chỉ dùng tay rà dưới bùn rồi lựa hên xui, may rủi, có được con nào mừng con nấy.


Không ít người phụ nữ phải ngâm mình dưới con lạch chảy ra vịnh Xuân Đài, nước ngập tới cằm để mò bắt sò. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Không ít người phụ nữ phải ngâm mình dưới con lạch chảy ra vịnh Xuân Đài, nước ngập tới cằm để mò bắt sò. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Để bắt cá mú, người dân dùng sợi dây bao cột vào vành thau, đầu kia cột vào lai áo, đi đến đâu kéo thau đến đó. Trong thau đặt lọ nhựa đựng cá mú con, sợ cá nhảy ra ngoài. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Để bắt cá mú, người dân dùng sợi dây bao cột vào vành thau, đầu kia cột vào lai áo, đi đến đâu kéo thau đến đó. Trong thau đặt lọ nhựa đựng cá mú con, sợ cá nhảy ra ngoài. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Người mưu sinh cố sức vớt cá mú kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: Mạnh Hoài Nam
Người mưu sinh cố sức vớt cá mú kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: Mạnh Hoài Nam

Sát mé vịnh Xuân Đài nhiều người dùng cái vợt hình tam giác vớt trong rong bắt cá mú nhỏ về bán con giống, cứ 2.000 đồng/con. Một buổi ngâm mình ròng rã dưới nước, họ thường bắt được khoảng chục con cá mú giống.

Theo Vietnamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm