Vì sao phải có cá chép trong lễ cúng ông Công, ông Táo?

Toàn Vũ

(Dân trí) - Những chú cá chép vàng mang ý nghĩa quan trọng, là phần không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Bên cạnh đó, cá chép được chọn làm "phương tiện" tiễn ông Táo vào ngày này còn vì một số lý do khác.

Cá chép là biểu tượng của phú quý

Từ xa xưa, người dân nhiều nước châu Á coi cá chép là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý, sung túc. Trong phong thủy, hình ảnh cá chép ngậm ngọc cũng được xem là linh vật có khả năng chiêu tiền kim tài, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Vì sao phải có cá chép trong lễ cúng ông Công, ông Táo? - 1

Cá chép là biểu tượng của kim tiền, tài lộc.

Cá chép tượng trưng cho tinh thần vượt khó

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, câu chuyện "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" mang ý nghĩa cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, kiên trì chinh phục tri thức để đi tới thành công. Bởi thế, cá chép được xem một niềm hy vọng cho vạn sự như ý, hứa hẹn năm mới khởi sắc.

Vì sao phải có cá chép trong lễ cúng ông Công, ông Táo? - 2

Người dân nên thả cá chép phóng sinh đúng cách để bảo vệ môi trường.

Cá chép được cho là loài loài dễ sống, sống khỏe cũng như có sức sinh sôi nảy nở cao. Bởi thế, cá chép cũng mang ý chỉ sự thịnh vượng, sức khỏe.

Cách thả cá chép phóng sinh sau khi cúng ông Công ông Táo

Khi cúng ông Táo xong, gia chủ nên chọn những ao, hồ nước sạch, không ô nhiễm để cá có thể dễ dàng sống. Thao tác phóng sinh cá cũng cần phải nhẹ nhàng, nghiêng bát hoặc túi để cá tự quẫy, bơi vào dòng nước.

Sau khi thả cá xong, gia chủ nên lưu lại một chút xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt không thể bơi ra giữa dòng. Lưu ý, không thả cá cùng túi nilon xuống ao, hồ… để không làm ô nhiễm môi trường.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm